[Cảnh báo] Suy tim và những hệ lụy tới cuộc sống

Tim là một bộ phận quan trọng có vai trò bơm máu giàu oxy, dưỡng chất tới mọi cơ quan trong cơ thể. Suy tim đồng nghĩa với mọi hoạt động chức năng cũng bị đảo lộn. Vậy hệ lụy của suy tim là gì và cách phòng ngừa biến chứng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Những hệ lụy của suy tim

Suy tim không chỉ đơn thuần là một bệnh mà còn là một hội chứng với nhiều triệu chứng khác nhau. Suy tim nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ vô cùng nguy hiểm.

Suy tim là bệnh lý rất nguy hiểm đối với sức khỏe
Suy tim là bệnh lý rất nguy hiểm đối với sức khỏe

Lúc này, người bệnh có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng. Một số hệ lụy thường gặp là:

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Hệ lụy đầu tiên của suy tim đó chính là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Lý do bởi nó khiến quá trình lưu thông máu đến các cơ quan kém hiệu quả. Điều này dễ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn ở lòng động mạch.

Cuối cùng hậu quả chính là biến chứng đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim. Tình trạng diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn có thể khiến người bệnh tử vong bất cứ lúc nào. Theo thống kê mới nhất của Hội tim mạch Việt Nam, số người mất vì suy tim đang ngày càng gia tăng và đây là dấu hiệu rất đáng lo ngại.

Suy tim gây tổn thương gan, thận

Suy tim hoàn toàn có thể gây tổn thương đến các bộ phận khác như gan, thận. Khi máu không được bơm đi khắp cơ thể mà ứ đọng tại tim sẽ gây áp lực lên gan, tổn thương gan. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gan.

Bệnh có thể gây những tổn thương khác, nhất là ở gan
Bệnh có thể gây những tổn thương khác, nhất là ở gan

Ngoài ra, việc máu lưu thông không tốt cũng khiến chức năng thận suy giảm. Người có tiền sử mắc suy thận sẽ có nguy cơ cao phải lọc máu cùng các biện pháp hỗ trợ khác. Phương pháp điều trị này không chỉ gây tốn kém mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ảnh hưởng tới tim

Van tim có nhiệm vụ quan trọng đó chính là đóng – mở để dòng máu chảy theo một chiều nhất định. Suy tim sẽ khiến lượng máu tích tụ tại một chỗ, lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng của van tim.

Ngoài ra, bệnh lý này cũng gây rối loạn nhịp tim. Lý do bởi buồng tim 2 bên trái – phải không thể co bóp cùng lúc. Tình trạng này tiềm ẩn những cơn đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm.

Suy tim làm giảm chức năng hô hấp – Phù phổi cấp

Suy tim là nguyên nhân chính khiến một lượng lớn máu bị ứ trệ tại phổi. Nó ngăn cản quá trình trao đổi khí và lúc này người bệnh sẽ rơi vào tình trạng khó thở, ho khan kéo dài.

Nặng hơn là những cơn phù phổi cấp xuất hiện. Bạn sẽ cảm thấy khó thở đột ngột và dữ dội, chất dịch và bọt khí chảy ra mũi, miệng. Đây được gọi là phù phổi cấp – “chết đuối trên cạn”. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Giải pháp ngăn ngừa biến chứng suy tim

Mục tiêu chính trong điều trị suy tim là cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Ngoài ra còn loại bỏ biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.

Ăn uống khoa học là giải pháp tốt phòng ngừa bệnh
Ăn uống khoa học là giải pháp tốt phòng ngừa bệnh

Và để làm được điều này, bạn cần chú ý kết hợp đồng thời những phương pháp dưới đây:

  • Đầu tiên là điều chỉnh lối sống khoa học, chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi cùng ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế lượng đường, muối và các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
  • Ngừng hút thuốc bởi nicotin có thể gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp khiến bệnh suy tim thêm trầm trọng.
  • Không sử dụng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Giữ lượng nước uống hàng ngày ở mức vừa đủ nhằm giảm gánh nặng cho tim, thường là dưới 1,5 lít.
  • Giữ tâm lý luôn trong trạng thái vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Người có tiền sử mắc bệnh cần chú ý theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp cũng như lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên để được các bác sĩ theo dõi các triệu chứng cùng sự tiến triển của bệnh.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về suy tim và những hệ lụy của bệnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ về hệ lụy cũng như cách phòng ngừa biến chứng của bệnh lý này. Chúc bạn sức khỏe!

>>Xem thêm: [Chi tiết] Biến chứng viêm khớp dạng thấp và cách phòng ngừa

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status