Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng thường gặp

Nói đến bệnh đái rắt thì dường như đã có khá nhiều người mắc phải. Thật ra bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên nó sẽ gây nên những tổn hại cho sức khỏe đồng thời khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Khiến cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính vì thế mà chúng ta cần phải nắm bắt được những nguyên nhân gây nên bệnh là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào cũng như những đối tượng nào thường mắc bệnh hơn cả. Nếu như bạn quan tâm đến vấn đề này thì hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây nhé.

Nguyên nhân của đái rắt là gì?

Như chúng ta đã biết đái rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu tương đối ít. Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy muối đi tiểu nhiều khi vừa tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp. Chính điều này đã ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Về nguyên nhân gây nên đái rắt thì do cả nguyên nhân chủ quan và do người bệnh mắc bệnh số bệnh lý nữa. Cụ thể:

Về nguyên nhân chủ quan

Có thể do người bệnh thường xuyên sử dụng những đồ ăn, đồ uống lợi tiểu, uống quá nhiều nước trong ngày. Ví dụ như uống trà, uống cà phê… Lao động hay tập thể dục quá sức cũng có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể khiến cho người bệnh dễ đi tiểu hơn. Khi sử dụng một số loại thuốc như điều trị huyết áp hay giãn cơ… cũng sẽ dễ gây nên bệnh đái rắt.

Với phụ nữ trong quá trình mang thai thì khi em bé ngày càng lớn sẽ chèn ép lên bàng quang khiến cho mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Đái rắt
Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu rất nhiều lần trong ngày

Về nguyên nhân do bệnh lý

Nếu như người bệnh mắc một số bệnh lý dưới đây thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng đái rắt nhiều lần trong ngày, đó là:

          Chức năng thận bị suy giảm hay thận bị ứ nước, thận bị yếu, suy thận…

          Những bệnh lý liên quan đến trực tràng như giun kim, ung thư trực tràng hay bị viêm trực tràng…

          Phụ nữ mắc bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục như bệnh ung thư tử cung, u xơ tử cung hay bị viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục…

Ngoài ra thì còn có một số yếu tố được cho là nguy cơ cao gây nên bệnh đái rắt nữa đó là nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới. những người cao tuổi khi bàng quang yếu cũng dễ mắc bệnh hơn, người bị bệnh về thần kinh, huyết áp hay tiểu đường, người thừa cân béo phì…

Triệu chứng của bệnh đái rắt là gì?

Có những triệu chứng khá rõ rệt nếu như mắc bệnh lý này, có thể kể ra như sau:

Đái rắt
Do khi mang thai thai nhi lớn chèn ép lên bàng quang

          Mỗi ngày đi tiểu khá nhiều so với người bình thường.

          Rất khó có thể nhịn tiểu và luôn muốn đi tiểu. Nhiều khi vừa đi tiểu xong đã lại muốn đi tiểu. Dễ bị tiểu sót nếu như không đi ngay.

          Mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu khá ít thậm chí là chỉ có vài giọt.

          Nước tiểu có màu đục, thậm chí là có bọt hay có máu.

          Cảm thấy đau vùng bụng dưới và đau rát hơn khi đi tiểu.

          Có thể bị đau lưng, sút cân hay mệt mỏi, sốt

Khi bị đái rắt người bệnh còn luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và nhiều khi còn bị áp lực. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh.

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đái rắt cao hơn

Mặc dù bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào? Tuy nhiên thì có những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả đó là:

Đái rắt
Người già và trẻ nhỏ bàng quang yếu nên dễ mắc bệnh hơn

          Nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới

          Những người già và trẻ nhỏ cũng dễ mắc bệnh hơn vì bàng quang của họ yếu hơn

          Người bị bệnh về thần kinh

          Mắc bệnh tiểu đường huyết áp

          Người béo phì, thừa cân….

Nếu như bạn nằm trong những đối tượng này thì cần hết sức cẩn thận và để ý thật kỹ để đảm bảo đi thăm khám kịp thời nhé.

Trên đây là một số chia sẻ về đái rắt, với mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau về bệnh đồng thời nó cũng sẽ gây nên những hậu quả khác nhau. Vì thế cần đi thăm khám sớm để có được phác đồ điều trị kịp thời và hiệu quả nhé.

>>Xem thêm: Bệnh cơ tim phì đại có chữa được không? biến chứng là gì?

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status