Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Nó gây đau đớn và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có phương thức phòng – chữa thích hợp thì càng để lâu càng nguy hiểm. Làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hiện nay

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là căng bệnh gây tổn thương dạ dày, nó làm lở loét niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (có thể hiểu là đầu ruột non). Bệnh này xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị bào mỏng. Theo thời gian, thành ruột bên trong sẽ bị lộ ra ngoài.

Biểu hiện của người bị viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

+ Phình to phần dạ dày, hay ợ chua.

+ Thường xuyên bị đau dạ dày, kèm theo buồn nôn, tiêu chảy.

+ Nhất là vào buổi sáng sớm khi đánh răng thường có cảm giác bị cuộn dạ dày, nôn ói liên tục.

+ Ăn đồ chua hay cay vào 1 ít là bắt đầu thấy đau dạ dày dữ dội.

Một số trường hợp viêm loét dạ dày nặng hơn phải nhập viện. Số khác sơ cứu kịp thời bằng thuốc sữa P, hoặc mật ong uống kèm nghệ. Tuy nhiên, đây đều là những cách uống khi viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu. Để chữa trị triệt để thì bạn tham khảo thêm ở cách phòng – chữa bệnh dạ dày ở bên dưới.

Biểu hiện viêm loét dạ dày thường thấy

Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh dạ dày này. Một trong những nguyên nhân phổ biến cần kể đến như:

+ Sinh hoạt không điều độ. Ăn uống, ngủ nghỉ thức thường. Nhất là những người thường xuyên thức khuya qua 22h30. Đồng thời, những người thường xuyên ăn đồ cay, nóng, sử dụng chất kích thích, cồn, thuốc lá, rượu bia,…

+ Stress cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày thường thấy. Khi căng thẳng, các axit trong dạ dày không thể bài tiết tốt dẫn đến tình trạng tích tụ axit. Từ đó, axit gây tình trạng bào mòn dạ dày.

+ Thường xuyên uống thuốc giảm đau, kháng sinh. Nguyên nhân này thường gặp ở những người hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi. Họ phải dùng liên tục các loại thuốc này gây nên tình trạng ức chế tổng hợp prostaglandin. Đây là một chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, nếu không thể tổng hợp được chất này, lớp niêm mạc sẽ bị bào mỏng gây viêm loét dạ dày tá tràng.

+ Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP). Những trường hợp bị nhiễm vu khuẩn HP rất nguy hiểm. Sự xâm nhập của vi khuẩn này đến dạ dày làm tích tụ độc tố trong lớp nhày bảo vệ dạ dày. Từ đó, tạo ra chất động làm mất đi chất năng chống lại axit của lớp niêm mạc. Vì vậy, người nhiễm vi khuẩn HP hầu như đều được chẩn đoán là ở giai đoạn nguy hiểm. Cần phải điều trị ngay.

Thông thường, người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP bắt buộc phải ăn uống riêng, không được dùng chung. Vì vi khuẩn này dễ làm lây nhiễm bệnh. Khi người bệnh bị nhiễm, họ có dấu hiệu vàng da, dạ dày rất yếu, khó tổng hợp Vitamin nuôi dưỡng cơ thể, dẫn đến suy giảm miễn dịch.

Cách phòng – chữa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm. Cần phải có phương thức phòng ngừa, chữa trị kịp thời. Nếu càng để lâu dài, người bệnh càng tăng nguy cơ đối mặt với ung thư dạ dày. Vì vậy. cần hình thành thói quen phòng chống bệnh sau đây:

+ Ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Ngủ sớm trước 22h mỗi ngày. Không được bỏ bữa. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra, không nên ăn dồn. Đặc biệt, đảm bảo dạ dày không quá đói hoặc không quá no.

+ Không sử dụng thực phẩm cay, nóng, chua nhiều axit. Nhất là không dùng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích.

+ Không dùng chung bữa với người đã bị nhiễm vi khuẩn HP.

+ Không nằm ngay sau khi ăn no. Phải đảm bảo dạ dày đã tiêu hóa tốt rồi mới hoạt động mạnh hoặc nằm.

Nắm cách phòng – chữa viêm loét dạ dày để ngăn chặn phát ung thư sớm

Trường hợp bạn đã bị viêm loét dạ dày thì có thể tham khảo cách chữa tự nhiên bằng nghệ + mật ong. Ngoài ra, trong Tây Y còn có loại thuốc thường được gọi là “thuốc sữa”. Thuốc này có tác dụng rất tốt để làm dịu dạ dày. Tuy nhiên, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc Bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Không tự ý dùng thuốc khiến dạ dày khó lành trở lại.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status