Bệnh Tiểu Đường Những Giai Đoạn Của Mà Bạn Cần Nắm Rõ?

Khi nhận được chẩn đoán là bạn đã mắc căn bệnh tiểu đường. Bạn vô cùng lo lắng Bởi không biết bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn và bạn đang thuộc giai đoạn nào. Tùy theo mỗi giai đoạn bệnh khác nhau mà phương án điều trị sẽ khác nhau. Nếu áp dụng không đúng, bệnh tình có thể trở nặng nhanh chóng. Bài viết sau đây, xin cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin về những giai đoạn của bệnh tiểu đường, từ đó bạn sẽ có cách điều trị phù hợp nhé.

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay được gọi là đái tháo đường là căn bệnh mãn tính xuất hiện khi tuyến tụy không còn cung cấp đủ insulin cho cơ thể. Làm các hormon giảm đ khả năng đưa đường vào tế bào để chuyển hóa. Bệnh được chia thành 3 loại đó là: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, còn có một loại mới hiện nay với tên gọi là tiểu đường type 3 (tiểu đường não).

Hình ảnh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gồm mấy giai đoạn chính?

Bệnh tiểu đường type 2 gồm có 4 giai đoạn chính. Các biểu hiện ban đầu khiến nhiều người không quá chú ý, cho đến khi người bệnh phát hiện ra khi tiểu đường thì nó đã bước vào giai đoạn khó điều trị.

Giai đoạn tiền tiểu đường

Giai đoạn tiền tiểu được hay còn được gọi là tiểu đường giai đoạn đầu, hay rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết khi đói.

Ở giai đoạn đầu này, lượng đường trong máu đã tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán bệnh type 2 với chỉ số glucose máu là 5,6 – 6,9 mmol/l khi đói, 7,8 – 11 mmol/l sau khi ăn. Trong khi bình thường là chỉ số máu glucose khi đói là dưới 5,6 và sau khi ăn là dưới 7,8.

Giai đoạn tiểu đường type 2

Người bệnh có thể cảm thấy mặt bị mờ đi ở cả tiểu đường giai đoạn đầu và tiểu đường giai đoạn type 2. Nếu đường huyết của bạn không ổn định tốt ngay ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ tiến triển thành giai đoạn tiểu đường type 2.

Lúc này, tuyến tụy bắt đầu không sản xuất ra đủ chất  insulin cung cấp cho cơ thể. Bên cạnh đó, do tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng cao, vượt ngưỡng quy định (chỉ số glucose trong máu khi đói ≥ 7 mmol/l, sau khi ăn 2h ≥ 11,1 mmol/l) và gây ra các triệu chứng như sau:

  • Da khô và cảm giác ngứa ngáy
  • Nóng rát và tê bì chân tay
  • Luôn cảm giác khát nước
  • Ăn nhiều nhưng mau đói
  • Đau căng tức hốc mắt hay mờ mắt
  • Sụt cân không rõ nguyên do
  • Vết thương khó lành và dễ nhiễm trùng.
  • Hay đi tiểu đêm nhiều lần

Giai đoạn xuất hiện biến chứng

Khoảng cách từ giai đoạn phát hiện đến khi có biến chứng thay đổi rõ ở mỗi bệnh nhân. Tùy thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết của mỗi người. Có đến 50% bệnh nhân gặp phải biến chứng thần kinh tại thời điểm chẩn đoán.

Một số biến chứng khó tránh khỏi khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn này:

  • Biến chứng thần kinh: Bị giảm cảm giác nhận biết về đau nóng lạnh hay tê bì, nóng rát tay chân, tim đập nhanh khi nghỉ ngơi, chuột rút về đêm và đại tiện lỏng thất thường,…
  • Biến chứng ở da: bị kho da, da nứt nẻ cảm giác ngứa ngáy hay nhiễm nấm,…
  • Biến chứng mắt: mắt mờ không nhìn được rõ, thường xuyên đau nhức hốc mắt, hay xuất hiện đốm đen ruồi bay trước mắt và xuất huyết võng mạc,…
  • Biến chứng tim mạch: xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp hay bệnh mạch vành và tắc hẹp động mạch chi,…
  • Biến chứng bàn chân: vết thương lâu lành, loét bàn chân hay nhiễm trùng, hoại tử,…
  • Bệnh thận đái tháo đường: đi tiểu nhiều, nước tiểu sủi bọt, phù chân hay có microalbumin niệu,…
Hình ảnh biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh ở giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường là giai đoạn mà các biến chứng sẽ xuất hiện nhiều cùng lúc với mức độ nặng như: liệt dạ dày, xuất huyết võng mạc, suy thận, suy tim, loét hoại tử bàn chân,… làm giảm tuổi thọ bệnh nhân nhanh chóng.

Chính vì thế, người bệnh không cần kiểm soát các chỉ glucose máu quá chặt chẽ. Lúc này, bệnh nhân nên chủ yếu điều trị các triệu chứng của biến chứng nhằm kéo dài thời gian sống.

Cách làm chậm quá trình phát triển của bệnh hiệu quả

Nhằm ngăn chặn căn bệnh phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thì bạn nên kết hợp nhiều giải pháp sau đây như: kiểm soát lượng tinh bột, dùng thuốc theo chỉ định, tập thể dục hàng ngày, giảm cân hợp lý,.…

Nên nắm rõ thông tin về các giai đoạn của bệnh như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Đây là những bước đầu tiên giúp bạn có kế hoạch kiểm soát được mức độ bệnh của mình. 

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Xem thêm:

Quý bạn tham khảo sản phẩm hỗ trợ giảm tiểu đường Satochi:

https://duocphamotc.com/vien-sui-satochi/

Kết bài:

Bệnh tiểu đường luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Hy vọng, những thông tin về các giai đoạn của bệnh có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nó. Giúp bạn có cơ hội dành chiến thắng và duy trì cuộc sống bình thường của mình.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status