Tìm hiểu về giun sán và các dấu hiệu nhiễm giun sán

Ở Việt Nam do có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều đã trở thành điều kiện thuận lợi cho giun sán đường tiêu hóa phát triển và lây lan. Tỷ lệ nhiễm giun sán cũng cao, nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm có thể tử vong như: giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan,ho ra máu do sán lá phổi, áp xe gan do sán lá gan lớn, viêm não, màng não có bạch cầu ái toàn tăng do giun tròn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về giun sán và biết rõ hơn về các dấu hiệu.

GIUN SÁN LÀ GÌ ?

Giun sán hay còn được gọi là lãi, nhiễm giun sán cũng được gọi là giun ký sinh, sán ký sinh (sán lãi) là thuật ngữ chỉ những sinh vật đa bào lớn, mà khi chúng trưởng thành có thể nhìn thấy được bằng mắt thường sống ký sinh trong dạ dày người và động vật (gia súc, gia cầm, vật nuôi). Chúng thường thuộc về nhóm platyhelminthnemathelminth – cả hai đều là những loại giun – và annelida, mà không phải là ký sinh hay ít nhất là ectoparasites như đỉa.

Những loại giun phổ biến thường sống ký sinh ở người là: giun tóc,giun móc,giun đũa và giun kim.

(Hình ảnh minh họa)

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MẮC GIUN SÁN :

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn nguyên nhân dẫn đến giun sán nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

-Do thói quen ăn uống thường xuyên : ăn nhiều rau sống, hải sản, thịt tái, ăn thức ăn không sạch hoặc nấu chưa nấu chín, uống nước chưa được đun sôi, chưa rửa sạch rau quả trước khi ăn

– Môi trường và nguồn nước xung quanh bị ô nhiễm,không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nguồn không khí ô nhiễm, tay bẩn

-Nuôi thú cưng (như chó, mèo) dẫn đến việc bị nhiễm ấu trùng giun sán từ vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó)

– Không giữ vệ sinh cho trẻ: hay đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa sạch  tay sau khi đi vệ sinh

Tùy theo từng vùng miền mà dễ gặp các loại giun sán khác nhau, ở miền Bắc, do thói quen ăn tiết canh nên dễ bị sán gạo lợn.

Tiết canh lợn rất có nguy cơ có chứa sán.

Những ảnh hưởng của việc nhiễm giun sán?

Những người nhiễm giun sán qua đất thường có những triệu chứng không cụ thể hoặc có một số triệu chứng như đau bụng,chán ăn.

 Khi bị nhiễm giun nặng có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe bao gồm: mất máu,tiêu chảy,chậm phát triển về thể chất và nhận thức. Ở trẻ nhỏ có nguy cơ gây ra tắc ruột và suy dinh dưỡng.Triệu chứng khác như ho là do sự dịch chuyển của giun đến các cơ quan trong cơ thể.

Bản thân chúng ta cũng có thể bị nhiễm giun đũa lợn, trên lâm sàng không thể phân biệt được giữa nhiễm giun đũa người (Ascaris lumbricoides) và giun đũa lợn (Ascaris suum). 

Những người khi nhiễm giun tóc hoặc giun móc có thể bị nhiễm trùng nhẹ hoặc nặng. Những người có triệu chứng nặng gồm: rối loạn tiêu hóa với biểu hiện là đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần,phân có chứa hỗn hợp máu, nước và chất nhầy, thiếu máu trầm trọng và chậm phát triển.

DẤU HIỆU NHIỄM GIUN SÁN ?

Tình trạng bệnh của nhiễm giun sán có liên quan với số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít thường sẽ không bị nhiễm trùng. Số lượng giun không nhiều sẽ không gây ra triệu chứng đáng kể.Nếu giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt những triệu chứng. Số lượng giun nhiều quá mức có thể dễ bị tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật ngay lập tức.

Người bị nhiễm giun thường có những triệu chứng điển hình sau:

-Người bệnh gầy yếu, đau ở vùng rốn,có thể bị nôn và đi ngoài ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường diễn đi diễn lại nhiều lần.

-Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn khi về đêm;

-Bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc lỏng,lúc đặc giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân;

-Trẻ con khi nhiễm giun thường biếng ăn hay quấy khóc và khó ngủ về đêm;

-Có biểu hiện của sự thiếu vitamin và khoáng chất;

-Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có thể phân sẽ có máu, có biểu hiện thiếu máu, ho khan hoặc thở khò khè

Người bị giun sán

1 SỐ CÁCH PHÒNG NGỪA :

Ăn chín,uống sôi

-Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn

-Giữ gìn vệ sinh cá nhân:cắt móng tay,móng chân thường xuyên

–Giữ môi trường sống sạch sẽ

Xem thêm:

Kết luận

Nhiễm giun sán hiện vẫn đang là một trong những vấn đề nhức nhối của nước ta. Do đó mà mỗi chúng ta cần trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức cần thiết để phòng tránh nhiễm giun. Và đừng quên đi tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần và đưa những người có triệu chứng nặng đến ngay các cơ sở y tế.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status