Triệu chứng dị ứng thời tiết gây ra những trở ngại trong sinh hoạt. Nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà căn bệnh này khỏi nhanh hay chậm. Vậy, chính xác bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?
Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là tình trạng thời tiết chuyển biến bất thường, gây tác động đến cơ thể người. Theo đó, căn bệnh này thường bộc phát rõ ràng thông qua làn da. Các chuyên gia cho biết, tình trạng bệnh lý này liên quan đến hệ miễn dịch của mỗi người. Những người bị suy yếu hệ miễn dịch dễ mắc phải dị ứng thời tiết hơn. Tình trạng có thể kéo dài và chuyển biến xấu tùy vào cơ địa, thời điểm giao mùa.
Những triệu chứng của dị ứng thời tiết
Triệu chứng dị ứng thời tiết dễ gặp nhất ở đối tượng trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai. Vì hệ miễn dịch của các đối tượng này không cao. Do vậy, cơ thể suy giảm chức năng chống lại dị ứng do tác động từ bên ngoài. Bị dị ứng do thời tiết sẽ bộc lộ thông qua các triệu chứng:
+ Da phồng rộp, ứ nước, nổi từng hột ngứa trên da.
+ Bề mặt da khô ráp, ngứa ngáy và dễ bong tróc.
+ Da nổi rôm khi trời quá nóng.
+ Các nốt đỏ nhỏ nhỏ xuất hiện dưới da khiến chúng ta lầm tưởng như bị xuất huyết da.
+ Các nốt phát ban đỏ hình thành, phân bổ chủ yếu ở mặt, tay, chân, đầu gối, khuỷu tay,…
+ Da có dấu hiệu phù nề.
+ Nổi mề đay, ngứa nhức khó chịu, chỉ cần ra gió là nốt đỏ lại nổi khắp người. Cơn ngứa ngày càng tăng nhiều trong thời tiết lạnh, mhiều gió.
+ Triệu chứng liên quan viêm đường hô hấp như ho, hắt xì, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi,…
+ Một số trường hợp còn trở nặng hơn như khó thở, buồn nôn, chóng mặt, phát sốt, ngủ li bì,…
Những triệu chứng dị ứng thời tiết có thể khỏi nhanh nếu bệnh nhân được điều trị càng sớm càng tốt. Một số cơ địa lành thì nó có thể tự khỏi sau vài giờ.
Bị dị ứng thời tiết bao lâu khỏi?
Hơn 90% người bị dị ứng thời tiết thường bị tái phát triệu chứng, lặp đi lặp lại mỗi lần trở trời. Một số điều kiện thời tiết gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến dị ứng da là lạnh, nóng, mưa thất thường, chuyển mùa đột ngột. Có nhiều trường hợp bị dị ứng lần sau nặng hơn lần trước. Nhiều trường hợp thì ngược lại. Tuy nhiên, về cơ bản, nếu đã nắm được thể trạng dễ dị ứng như thế nào thì sẽ dễ dàng điều trị.
Đối với tình trạng dị ứng nhẹ
Khoảng 1-2 ngày sau khi bùng phát dị ứng, bệnh nhân sẽ khỏi. Tuy nhiên, để thời gian lành nhanh như vậy thì cần kết hợp điều trị và phòng ngừa. Với người dễ dị ứng thời tiết gió, lạnh thì nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm. Với người dễ dị ứng thời tiết nắng nóng thì đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, đủ độ ẩm, da luôn sạch. Còn với người dị ứng thời tiết chuyển mùa thất thường thì cần trang bị bài thuốc chữa bên cạnh. Bất cứ lúc nào dị ứng tái phát thì sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Đối với tình trạng dị ứng mạn tính
Mạn tính nghĩa là không bao giờ khỏi. Dị ứng có thể đến rồi đi, xuất hiện rồi lại mất. Bạn cần đến Bác sĩ kê thuốc phù hợp. Và mỗi lần phát dị ứng, bạn theo bài thuốc của Bác sĩ để chữa. Sau 1 ngày thì dị ứng tự động biến mất. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ỷ y để bệnh tái đi tái lại suốt và tự chữa theo 1 phương thức duy nhất. Hãy duy trì thói quen tái khám định kỳ cùng Bác sĩ để đảm bảo luôn luôn cập nhật đúng tình trạng chuyển biến của cơ thể. Từ đó, tạo cho cơ thể hệ miễn dịch ổn định, không bị “chai lì” với thuốc kháng sinh do sử dụng quá nhiều lần.
Trên đây là những thông tin cần thiết về triệu chứng dị ứng thời tiết. Nếu bạn cũng thuộc đối tượng thường xuyên bị dị ứng khi trở mùa. Hãy lưu ý những loại thuốc bản thân đang sử dụng. Từ đó, đến gặp Bác sĩ uy tín để được chữa dứt điểm tận gốc bệnh. Lời khuyên là nên trị tận gốc trước khi bệnh chuyển thành mạn tính.
>>Xem thêm :
Dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không và cách phòng tránh
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!