Cứng khớp ngón tay và bàn tay là một trong những triệu chứng thoái hóa khớp phổ biến ở người lớn tuổi. Do ảnh hưởng của tuổi tác, thói quen sinh hoạt và vận động hay cách ăn uống. Nên tình trạng cứng khớp ngón tay và bàn tay thường xuất hiện nhiều lần và liên tục trong thời gian dài. Thế nhưng lại không được bệnh nhân chú ý và điều trị kịp thời, dẫn đến các bệnh về xương khớp nghiêm trọng, làm hạn chế khả năng phục hồi về sau. Để hiểu rõ về căn bệnh này, chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích ngay sau đây.
Thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay là gì?
Tình trạng thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kì khớp nào trên cơ thể. Ngay cả các khớp nhỏ như khớp ngón tay và khớp bàn tay. Thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay xảy ra khi mô sụn bị mài mòn, mỏng dần khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức. Theo thời gian các xương dưới sụn cũng từ từ mòn dần.
Lúc này, cấu trúc khớp bị phá vỡ, không còn trơn tru và linh hoạt làm cho việc cử động các khớp ngón tay và bàn tay trở nên khó khăn. Thậm chí, trường hợp bị thoái hóa nặng, các khớp ngón tay, bàn tay biến dạng, không thể thực hiện các động tác cơ bản như cầm nắm đồ vật, vẽ, viết hay các động tác khác,..Chất lượng cuộc sống (cả thể chất lẫn tinh thần) của người bệnh vì thế mà trở nên suy giảm trầm trọng.
Bệnh thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, do đặc thù công việc hay những chấn thương xương khớp. Chúng ta sẽ không thể đưa khớp về trạng thái như ban đầu. Thế nhưng chúng ta có thể ngưng hoặc làm chậm quá trình thoái hóa, bảo vệ khớp và ngăn biến chứng bằng phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay
Sự hao mòn xương dưới sụn và mô sụn do tuổi tác được xem là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay nói riêng. Và các yếu tố làm cho hai thành phần chính cấu tạo nên khớp bị thoái hóa bao gồm:
- Do lão hóa tự nhiên khiến cấu trúc và chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể đều bị suy yếu theo thời gian.
- Do tính chất công việc: Khớp dễ bị thoái hóa khi bạn làm những công việc đòi hỏi bàn tay và ngón tay phải hoạt động liên tục (như gõ máy tính, giặt đồ, cắt tỉa cây cối… ).
- Do chấn thương xương khớp: Gãy xương hay trật khớp ngón tay và bàn tay để lại những tổn thương tại sụn và xương dưới sụn. Đây là nguyên nhân chính đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp.
Triệu chứng khi bị thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay
Triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay không có gì khác so với biểu hiện thoái hóa ở các khớp khác. Bạn sẽ nhận thấy ngón tay, bàn tay xuất hiện những vấn đề sau:
- Đau nhức.
- Tê cứng, khó cử động
- Sưng tấy vùng quanh khớp.
- Lực ở ngón tay và bàn tay bị yếu đi
Những dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay sẽ trở nên tồi tệ hơn khi gặp các điều kiện như:
- Lực ấn mạnh vào khớp.
- Thời tiết chuyển mùa.
- Thực hiện liên tục, nhiều lần cùng một động tác.
Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay?
Dựa vào các yếu tố làm tăng nguy cơ xương khớp hay thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay. Nhóm đối tượng cơ có nguy cơ mắc bệnh cao được xác định gồm có:
- Người lớn có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên.
- Phụ nữ bị tiền mãn kinh – mãn kinh.
- Người bị bệnh béo phì hoặc mắc các bệnh tự miễn.
- Người làm công việc văn phòng, thợ cắt may, nội trợ, nông dân,…
- Người từng bị gãy bàn tay, ngón tay hoặc cổ tay.
Nếu nằm ngoài nhóm đối tượng này, bạn cũng không nên chủ quan. Bởi căn bệnh thoái hóa khớp có thể tìm đến chúng ta bất cứ lúc nào mà không cần biết lý do nào.
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay ở người cao tuổi.
Chăm sóc và bảo vệ sụn, xương dưới sụn cẩn thận là cách phòng ngừa thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay tốt nhất. Để sụn trơn láng và xương dưới sụn chắc khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề như:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và làm chậm lão hóa cho các mô trong cơ thể, bao gồm cả hệ cơ xương khớp.
- Vận động điều độ: Mỗi ngày bạn nên hoạt động thể chất thích hợp, ít nhất 30 phút và duy trì đều đặn 5 lần trong vòng 1 tuần.
- Cẩn thận khi tập thể dục, chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động vui chơi để tránh các chấn thương về xương khớp.
- Chữa trị các bệnh tự miễn, đặc biệt là tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
Bàn tay và ngón tay là bộ phận phải hoạt động nhiều và chịu không ít áp lực vận động trong sinh hoạt và làm việc nên dễ bị thoái hóa dần theo thời gian. Người bệnh nên đi khám sớm khi có dấu hiệu thoái hóa khớp hay các bệnh xương khớp để được can thiệp, điều trị kịp thời, sớm trở lại với sinh hoạt bình thường.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!