Đau thần kinh tọa là bệnh phổ biến ở những người nằm trong độ tuổi từ 30 – 50. Bệnh nếu không được điều trị tận gốc sẽ cản trở đến quá trình sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Nặng nề hơn, nó còn khiến các chức năng vận động bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Phần đĩa đệm có cấu tạo từ một chất giống như sụn. Nó được bao bọc bởi một lớp cứng có sợi ở bên ngoài. Đau thần kinh tọa sẽ xuất hiện khi phần đĩa đệm này lồi ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh.
Một vài nguyên nhân trực tiếp gây đau dây thần kinh tọa bao gồm:
- Viêm khớp thoái hóa hoặc sưng dây thần kinh tọa.
- Dây thần kinh tọa bị chèn bởi các khối u và cơ biến tướng.
- Cơ thể bị chảy máu trong, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
- Các biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu.
- Chứng hẹp ống sống chèn lên các dây thần kinh cũng có thể gây ra tình trạng này.
Vậy những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa?
- Tuổi tác: Đây là yếu tố quyết định đến nguy cơ mắc bệnh. Lý do là càng lớn tuổi xương khớp càng yếu và dễ gặp vấn đề. Xương không đủ canxi, dễ lão hóa và khớp cũng giòn hơn rất nhiều.
- Ngồi lâu hoặc ít vận động: Đây là lí do tại sao đau thần kinh tọa đang có xu hướng trẻ hóa. Việc ngồi trong thời gian dài, ít vận động sẽ làm xương khớp bị cứng. Điều này làm tăng khả năng mắc đau thần kinh tọa hơn.
- Thể trạng: Thể trạng béo phì cũng là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh. Lý do là trọng lượng dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên cột sống. Từ đó dây thần kinh dễ bị chèn ép hơn.
Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa
Ở phần trên bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa rồi đúng không nào? Việc tìm hiểu dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa sẽ giúp điều trị bệnh kịp thời. Như vậy khả năng khỏi sẽ cao hơn và giảm thiểu tối đa tỉ lệ xuất hiện biến chứng.
Các dấu hiệu cho thấy bạn bị đau thần kinh tọa bao gồm:
- Cảm giác đau đớn, nóng rát, tê cứng, ngứa râm ran từ phần thắt lưng xuống mông.
- Đặc biệt, dọc mặt sau cẳng chân là nơi chịu tác động nhiều nhất, thường xuyên bị mỏi.
- Nếu là giai đoạn đầu chỉ khó chịu một bên, nếu nặng sẽ là cả hai bên chân.
- Cảm giác đau đớn sẽ trở nên tệ hơn khi bạn đi lại, cúi người. Đặc biệt là khi ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi, thế nhưng đỡ hơn khi nằm nghỉ bình thường.
- Cơn đau có thể biến chuyển theo nhiều dạng thức khác nhau. Từ nhẹ hoặc nhức, buốt, nóng rát hoặc đau cực độ,…
Đau dây thần kinh tọa chuyển biến nặng có thể khiến việc đi lại khó khăn. Thậm chí một vài trường hợp không thể đi lại mà phải nằm yên một chỗ. Một vài dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa có thể chưa được đề cập đến. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Chú ý hãy đến những cơ sở uy tín và có giấy phép hoạt động công khai để đảm bảo an toàn.
Khi nào đau thần kinh tọa cần gặp bác sĩ?
Ở phần trên bạn đã biết các dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa điển hình. Việc điều trị có thể xử lý tại nhà nếu bệnh vẫn nhẹ và cơn đau chưa lan rộng. Tuy nhiên nếu thấy các triệu chứng sau, bạn cần đến các cơ sở y tế để được điều trị nhanh chóng:
- Cảm giác đau đớn không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hay sau khi uống thuốc giảm đau.
- Cảm giác tê bì, buốt nhói càng lúc càng nặng, đôi khi đột ngột tê cứng phần thắt lưng và bàn chân.
- Khó kiểm soát việc đại tiện hay tiểu tiện.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu thấy mình xuất hiện một vài dấu hiệu điển hình trên, tuyệt đối không được chủ quan. Hãy quan sát thêm và đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!
>>>Xem thêm: Suy thận là gì? có nguy hiểm không?
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!