Vai là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của chúng ta. Nhưng nó cũng là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất. Vậy nếu bị thoái hóa khớp vai, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai là gì? Làm sao để người trẻ phòng ngừa.
Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này nhé.
Tổng quan thoái hóa khớp vai
Khớp vai là một trong những khớp động rất nhiều trong quá trình sinh hoạt của chúng ta. Vì thế mà đây cũng là bộ phận rất dễ bị lão hóa về sau. Khi sụn khớp hoặc các mô dưới sụn bị tổn thương sẽ dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai trái, vai phải hoặc cả hai vai. Điều này chắc chắn sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau và khó khăn trong sinh hoạt. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: tê liệt cổ, biến dạng khớp vai,…
Biểu hiện khi bị thoái hóa khớp vai
Để có thể phát hiện sớm, bạn cần chú ý những triệu chứng sau:
- Xuất hiện những cơn đau từ vai xuống bả vai và cổ. Ban đầu, cơn đau chỉ âm ỉ nhưng sau đó sẽ tăng dần mức độ.
- Khớp vai sẽ có dấu hiệu sưng nóng lên, khi chạm vào sẽ cảm nhận được ngay.
- Khớp vai sẽ bị cứng gây khó khăn trong sinh hoạt. Một số trường hợp khác, khớp vai không cử động được. Bệnh nhân sẽ không thể vòng tay qua sau hoặc xoay bả vai.
- Khi xoay khớp vai sẽ phát ra tiếng “lục khục”. Âm thanh này phát ra là do dịch khớp bị hao hụt và phần sụn khớp bị bào mòn.
- Khớp vai sẽ bị yếu dần và không cần rắn chắc như trước đó.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai
Với những biểu hiện nêu trên, Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa khớp vai? Các bác sĩ đã liệt kê những nguyên nhân phổ biến như sau:
- Do quá trình lão hóa khiến sức khỏe và các cơ khớp yếu dần. Đặc biệt, những người từ 40 tuổi trở lên rất dễ mắc các bệnh về xương khớp.
- Cũng có trường hợp do bẩm sinh. Một số người từ khi sinh ra đã có cấu trúc xương khác thường. Vì vậy mà nguy cơ họ mắc thoái hóa khớp vai cũng cao hơn người bình thường.
- Một số người khi còn trẻ phải làm các công việc mang vác nặng trên vai. Nhân viên văn phòng nếu ngồi quá lâu và sai tư thế cũng sẽ dẫn đến thoái hóa khớp vai.
- Ngoài ra, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe xương khớp. Nếu dùng quá nhiều dầu mỡ và thức uống có cồn, có ga cũng sẽ tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai.
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp vai
Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy để phòng ngừa thoái hóa khớp vai, quan trọng nhất chính là điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Không nên ăn những món dầu mỡ nhiều, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Chú ý ngồi đúng tư thế, đặc biệt là nhân viên văn phòng khi cần ngồi làm việc lâu. Ngủ đủ giấc và đúng tư thế.
Thoái hóa khớp vai sẽ được điều trị như thế nào?
Để có phương án điều trị phù hơp, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực các cuộc xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh trước như:
- Chụp X-quang kiểm tra khớp vai.
- Chụp MRI kiểm tra tình trạng của cơ gân, dây chằng, gân và cơ khớp. Bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện chụp MRI nếu kết quả X-quang chưa thể đưa ra kết luận về bệnh.
- Để xác định rõ các tổn thương trong cấu trúc xương vai. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp CT.
- Ngoài ra, nếu không thực hiện MRI, thì siêu âm cũng là phương pháp giúp bác sĩ quan sát được các tổn thương ở mô mềm.
- Nếu bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân mắc phải viêm khớp dạng thấp thì bệnh nhân cần thực hiện thêm xét nghiệm máu.
Khi đã xác định là mắc thoái hóa khớp vai, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những biện pháp phổ biến sau:
Điều trị tại nhà
Trong đa phần các trường hợp, bệnh nhân được khuyến khích chọn các phương án không phẫu thuật. Trong đó, bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp tại nhà như:
- Hạn chế và cắt giảm mọi hoạt động cần dùng đến phần vai bị tổn thương.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Thực các bài tập thể dục nhẹ, tránh ảnh hưởng đến khớp vai.
- Nếu vai đau hoặc sưng, có thể chườm nóng/lạnh để giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ làm giảm cơn đau chứ không điều trị triệt để.
Thực hiện vật lý trị liệu
vật lý trị liệu được xem là phương pháp cải thiện các cơn đau khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên, để giảm thiểu các rủi ro khi thực hiện, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch tập luyện hiệu quả và phù hợp với tình trạng bệnh. Các bài tập thường được dùng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai là: duỗi vai, tập aerobic, các bài tập tăng cường khớp vai khác,..
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Một số loại thuốc mà bệnh nhân có thể dùng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp vai là:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen và Naproxen. Hoặc Naproxen và Ibuprofen cho tình trạng bệnh nặng.
- Thuốc bôi dạng gel hoặc kem ngoài da để giảm đau phần khớp vai.
Tiêm ngoài màng cứng
Nếu dùng phương án tiêm ngoài màng cứng, bệnh nhân sẽ có 2 sự lựa chọn là tiêm steroid hoặc tiêm Axit Hyaluronic.
Thực hiện phẫu thuật
Đương nhiên đây sẽ là phương án cuối cùng, dành cho những ai ở giai daon95 thoái hóa khớp nghiêm trọng. Cuộc phẫu thuật này sẽ bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ xương vai. Việc này giúp làm giảm ma sát các khớp trong quá trình chuyển động vai.
- Phẫu thuật tái tạo sụn khớp bằng các lớp cắt nhỏ dưới lớp sụn bị tổn thương.
- Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp xương vai bằng khớp nhân tạo.
Thoái hóa khớp vai không phải là bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao và tốn ít chi phí hơn. Vì thế, hãy luôn chú ý giữ gìn sức khỏe và bảo vệ các khớp xương của mình ngay từ khi còn trẻ nhé.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và biểu hiện thoái hóa khớp gối
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!