Việc nắm bắt được thông tin về điều trị rối loạn nhịp tim sẽ giúp bạn giảm thiểu được khá nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Bởi lẽ hiện nay, bệnh đang ngày càng phổ biến hơn không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi mà cả trung tuổi hay người trẻ tuổi để có thể mắc bệnh. Nếu như không kịp thời phát hiện ra thì có thể gây lên những biến chứng nguy hiểm.
Vậy bạn đã biết gì về phương pháp điều trị bệnh lý này hay chưa? Nếu như đang quan tâm thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim
Không phải ngẫu nhiên mà bệnh lý này xuất hiện ngày càng nhiều đâu nhé, bởi có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này mà chúng ta có thể tìm hiểu một số nguyên nhân cơ bản như người bệnh bị tăng huyết áp, biến chứng ở những cơn đau tim, bệnh động mạch vành, các bệnh cường giáp hay suy giáp, cấu trúc tim bị thay đổi, rối loạn thần kinh thực vật tim… Ngoài ra thì còn có thể do những sinh hoạt và thói quen hàng ngày của người bệnh như lạm dụng thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích, luôn ở trạng thái căng thẳng quá độ, ngưng thở lúc ngủ, sử dụng ma túy…
Còn về triệu chứng của bệnh lý này thì chúng ta có thể điểm qua như sau:
- Nhịp tim đập nhanh với 100 nhịp/phút.
- Hoặc có thể đo nhịp tim đập chậm với 60 nhịp/phút.
- Có cảm giác khó thở, ngực đau tức
- Chóng mặt, hoa mắt
- Bỗng dưng bị ngất xỉu, cơ thể luôn cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi.
- Thở ngắn và ngực luôn như có vật gì đè nén.
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như vậy thì bạn nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, đưa ra được quyết định bệnh lý và phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhé.
Vậy phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim như thế nào?
Theo các chuyên gia thì chúng ta nên để ý đến một số vấn đề về điều trị rối loạn nhịp tim như sau:
Về kỹ thuật chẩn đoán
Khi đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và thu thập thông tin bằng cách hỏi về lịch sử y tế hay triệu chứng cụ thể của bệnh sau đó tiến hành khám lâm sàng, theo dõi bằng điện tim trong vòng 24h để ghi lại hoạt động của tim.
Sử dụng điện tâm đồ hay siêu âm tim để theo dõi hoạt động điện tim cũng như cấu trúc hình ảnh tim về kích thước cũng như chuyển động. Những triệu chứng của tim có điểm gì khác thường hay không?…
Nói chung thì tùy vào tình trạng của bệnh cũng như tiền sử của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các chẩn đoán kỹ thuật nào cho phù hợp nhất. Và một khi đã xác định được nguyên nhân rồi thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn đúng không nào?
Điều trị khi nhịp tim chậm
Trong trường hợp này thì người bệnh có thể sử dụng thuốc còn nếu như không thấy hiệu quả thì có thể sử dụng một thiết bị gọi là máy tạo nhịp tim cấy dưới cơ ngực, đây là máy giúp tạo nên xung điện kích thích và từ đó giúp khôi phục lại tần số tim cần thiết.
Điều trị khi nhịp tim nhanh
Khi nhịp tim chậm thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hay liệu pháp phế vị hoặc đốt điện, sốc chuyển nhịp tim… tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh. Hoặc nếu như sử dụng cách này không thấy hiệu quả thì bác sĩ sẽ chuyển phương pháp điều trị khác.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng để điều trị rối loạn nhịp tim, khi sử dụng những cách trên không thấy có hiệu quả lúc này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này bao gồm:
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
- Phẫu thuật Maze
Nói chung thì khi đã tìm được nguyên nhân gây bệnh rồi thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn khá nhiều vì thế đầu tiên bạn cần phải đặc biệt để ý đến những triệu chứng của nó sau đó sẽ đi thăm khám tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị nhé.
Trên đây là một số chia sẻ về điều trị rối loạn nhịp tim hy vọng đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản và thông tin cần thiết nhé.
>>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh thấp tim và các biến chứng thường gặp
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!