Tất tần tật những điều cần biết về rối loạn nhịp tim

Những bệnh lý liên quan đến tim mạch vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Một trong số đó phải kể đến rối loạn nhịp tim. Đây là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vậy rối loạn nhịp tim là gì? Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Rối loạn nhịp tim là gì?

Nhịp tim bị rối loạn được xếp vào nhóm bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Dấu hiệu đặc trưng nhất là nhịp tim đập bất thường. Tim có thể đập quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút).

Tìm hiểu về chứng bệnh rối loạn nhịp tim
Tìm hiểu về chứng bệnh rối loạn nhịp tim

Bệnh lý này xảy ra khi các xung động điện tim không hoạt động bình thường. Rối loạn nhịp tim được phân loại dựa vào 3 yếu tố: tần số, vị trí tâm thất/tâm nhĩ và mức độ thường xuyên.

Các dấu hiệu loạn nhịp tim đáng chú ý như sau: Nhịp thở thường ngắn và việc hít thở sâu vô cùng khó khăn, chóng mặt, choáng váng và mất cân bằng, đánh trống ngực kèm theo hụt hẫng, đau tức ngực kéo dài, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và thậm chí là ngất xỉu.

Về triệu chứng, biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh là bệnh nhân bị mất ý thức hoàn toàn. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và rất đáng lo ngại.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng khác. Do đó, cần phải xử lý và điều trị bệnh từ sớm để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng đa phần là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nặng. Chúng có thể đe dọa đến tính mạng con người nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh có thể gây biến chứng cho sức khỏe toàn diện
Bệnh có thể gây biến chứng cho sức khỏe toàn diện

Một số biến chứng phổ biến có thể kể đến như:

Rung nhĩ và rung thất

Rung nhĩ là hiện tượng thường xảy ra ở buồng tim phía trên của tim (tâm nhĩ). Biến chứng này chiếm khoảng 1/3 các trường hợp bệnh loạn nhịp tim. Khi rung nhĩ tăng nhanh đột ngột, có thể từ 140 – 180 nhịp/phút thì tâm nhĩ chỉ rung chứ không đập được.

Điều này khiến máu không thể di chuyển xuống buồng tim dưới (buồng thất) và dễ hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông có thể chèn ép và vỡ bất cứ lúc nào. Đây chính là nguyên nhân tắc động mạch phổi, đột quỵ não.

Rung nhĩ đặc biệt nghiêm trọng với người có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp. Tương tự xảy ra với bệnh van tim hay động mạch vành, viêm tắc phế quản mãn tính. Lý do là khi xuất hiện các cơn rung ở tâm nhĩ tức là bệnh lý của bạn đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Rung thất cũng tương tự như vậy. Đây là hiện tượng cơ tâm thất rung lên do những xung đột loạn xạ ở buồng tâm thất. Nếu không cấp cứu nhanh chóng, bệnh có thể gây ngừng tim đột ngột hay nặng hơn là tử vong do máu không được bơm ra khỏi tim.

Suy tim

Đây được xem là biến chứng nguy hiểm do tình trạng bệnh nặng và kéo dài. Lý do bởi hiệu quả bơm máu bị giảm sút khiến tim phải làm việc nhiều hơn và luôn trong trạng thái căng thẳng.

Suy tim nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ khi nào
Suy tim nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ khi nào

Khi tim phải việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể trong thời gian dài, tim suy yếu và dẫn đến suy tim. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi.

Đột quỵ

Rối loạn nhịp tim hoàn toàn có thể là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Lý do là lượng máu ứ đọng lại tại buồng tim chính lâu dàn hình thành các cục máu đông, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch.

Đây chính là tác nhân gây đột quỵ. Ngoài ra cũng có một số biến chứng khác người có nhịp tim rối loạn dễ thể mắc phải như ngừng tim đột ngột hay nhồi máu cơ tim,…

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về rối loạn nhịp tim. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Đừng quên theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh van hai lá: Nguyên nhân, phân loại và đối tượng thường gặp

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status