Dấu hiệu nhận biết viêm cơ tim cấp ở trẻ và cách phòng ngừa

Căn bệnh viêm cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên suy tim và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vì vậy hiểu về bệnh và phát hiện, chữa trị bệnh từ sớm là giải pháp tốt nhất để bệnh được giảm nhẹ và hồi phục.

Tổng quan về bệnh viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim là tình trạng viêm các tế bào cơ tim mạch, có thể cục bộ hoặc lan tỏa do tác nhân nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm…) hoặc tác nhân không nhiễm trùng.

Hình ảnh tổng quan bệnh viêm cơ tim

Căn bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?

Đối với viêm cơ tim có thể không gây ảnh hưởng gì cho đến gây ảnh hưởng rất nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến bộ máy phát nhịp, ảnh hưởng rối loạn nhịp nguy hiểm, khó khống chế, viêm cơ tim có thể gây nên bệnh suy tim cấp thậm chí sốc tim, gây bệnh cơ tim giãn suy tim mạn tính sau này.

Nguyên nhân bệnh Viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim do các tác nhân nhiễm trùng:

  • Do Virus: coxsackie B, adenovirus, virus viêm gan B, C, HSV, EBV… Bệnh viêm cơ tim do những virus là nguyên nhân thường gặp nhất nhưng thường không thể chẩn đoán xác định được
  • Do vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, bạch hầu,…
  • Do nấm: candida, aspergillus,…
  • Do kí sinh trùng: toxoplasma, Trypanosoma cruzi,…

Bệnh viêm cơ tim mạch có thể xảy ra do các tác nhân không nhiễm trùng: thuộc các nhóm anthracycline (Daunorubicin, Adriamycin), cocaine, CO, bệnh lupus, viêm mạch tế bào khổng lồ, Takayasu,..

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cơ tim ở trẻ em

Bệnh viêm cơ tim nhẹ thường không có triệu chứng gì đáng chú ý. Những người bệnh có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi do cơ thể khi nhiễm các loại virus, sau đó tự khỏi mà không hề nhận biết được mình đã bị viêm cơ tim.

Đối với những trường hợp viêm nặng, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Bị đau ngực: kiểu đau thắt, bóp nghẹt vùng sau xương ức, ngực trái hoặc phải, hoặc kiểu đau rát bỏng thay đổi theo nhịp hô hấp hoặc tư thế.
  • Bị đối loạn nhịp tim: cảm giác tim đập nhanh/chậm bất thường, hoặc hồi hộp trống ngực do các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau.
  • Bị khó thở: ở các mức độ từ nhẹ khi gắng sức đến việc bị  gây khó thở dữ dội, ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi, tương ứng với mức độ nặng của suy tim. Và tình trạng khó thở có thể tăng lên sau 1,2 ngày.
  • Bị phù nề (tích nước) ở chân, sưng mắt cá chân và bàn chân
  • Có cảm giác mệt mỏi
  • Bị đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp đau họng.
  • Bị sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi và tiêu chảy.

Đáng chú ý, viêm cơ tim ở trẻ em thường là bệnh viêm cơ tim cấp tính với các triệu chứng tiến triển nhanh và rõ rệt hơn bao gồm: Sốt, ngất xỉu, khó thở, nhịp thở nhanh và nhịp tim nhanh bất thường.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cơ tim

Lưu ngay cách phòng ngừa biến chứng viêm cơ tim

Mối nguy hiểm của viêm cơ tim nằm ở khả năng gây ra những biến chứng của bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh viêm cơ tim nên chủ động áp dụng thêm các giải pháp hỗ trợ dưới đây

Hãy thực hiện chế độ ăn, chế độ tập luyện, lối sống lành mạnh

  • Đối với chế độ ăn uống, bạn cần hạn chế ăn muối, chất béo, không uống rượu, không hút thuốc lá. Khi sinh hoạt cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh các khu vực bị nhiễm khuẩn, tránh tiếp xúc với các người mắc bệnh do virus gây ra. Hơn hết, cần phải tuân thủ điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
  • Đối với về tập luyện, sau điều trị viêm cơ tim cấp, người bệnh dù là ở người lớn hay trẻ nhỏ luôn cần được nghỉ ngơi để tim thư giãn và phục hồi nhanh chóng. Trong thời gian đầu, bạn cần tập những bài tập nhẹ nhàng tốt cho tim mạch trong vài tháng, sau đó mới có thể hoạt động trở lại bình thường.
  • Nếu sau khi xuất viện, bạn cần được theo dõi định kỳ 3-6 tháng/lần để đánh giá tiến triển của chức năng tim mạch và tình trạng suy tim nếu có.

Nên kết hợp sản phẩm hỗ trợ phòng biến chứng viêm cơ tim

Đối với việc chủ động tăng cường chức năng tim nhằm phòng ngừa biến chứng của bệnh viêm cơ tim trước khi xảy ra là cách tốt nhất để bạn tránh được những rủi ro.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm cơ tim ở trẻ em

Các biện pháp điều trị bệnh viêm cơ tim
Các biện pháp điều trị bệnh viêm cơ tim

Trong trường hợp viêm cơ tim nhẹ:

Hầu hết viêm cơ tim nhẹ ở người lớn có thể chữa khỏi và hồi phục hoàn toàn sau 2-4 ngày. Với những trường hợp này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, kết hợp với các thuốc bao gồm kháng viêm và kháng sinh (nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn) theo chỉ định của bác sĩ.

Bị bệnh viêm cơ tim nặng:

Trong trường hợp viêm cơ tim nặng, người bệnh cần được sử dụng thêm các thuốc có thể điều trị khác như thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc đối kháng thụ thể (ARBs), thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu… Những loại thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng suy tim và chống rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp nếu không đáp ứng với thuốc điều trị, bạn sẽ được can thiệp, phẫu thuật hoặc cấy ghép các thiết bị hỗ trợ cho tim. Với tỷ lệ điều trị viêm cơ tim nặng thành công thường không cao. Khi diễn biến của bệnh tương đối phức tạp và rất khác nhau ở mỗi người, vì vậy rất khó để tiên lượng. 

Trong trường hợp  cấp ở trẻ em:

Trong trường hợp này tiên lượng thường xấu, tỷ lệ tử vong lên đến 75%. Bệnh viêm cơ tim ở trẻ em lớn dễ tiến triển thành bệnh cơ tim giãn và tiếp tục làm suy giảm chức năng tim nó sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng khi trẻ lớn lên 

>>Xem thêm Hở van tim hai lá: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Kết luận:

Bài viết trên là dấu hiệu nhận biết về viêm cơ tim cấp ở trẻ em và cách phòng ngừa, với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và cho cả những người thân của bạn 

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status