Phổi là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, nó góp phần không nhỏ đến sự sống của con người. Để hệ hô hấp bình thường, lá phổi của chúng ta cần phải được khỏe mạnh. Chính vì vậy, viêm phổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chúng ta. Vậy viêm phổi là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm ngay trong bài viết này nhé.
Bệnh viêm phổi là gì?
Viêm phổi là bệnh lý gây viêm nhiễm nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản tận cùng,… Lúc này, các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây nên tình trạng ho có đờm hoặc mủ, khó thở, sốt và khó thở. Thông thường, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng phổ biến nhất là do vi khuẩn, virus và nấm. Viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ viêm phổi nhẹ, đến viêm phổi nặng. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi là đối tượng rất dễ bị viêm phổi.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi
Bệnh lý viêm phổi thường có các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Đau ngực khi thở hoặc ho
- Ho, ho có đờm
- Mệt mỏi
- Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi
- Viêm phổi thường gặp phải ở những người già hoặc người suy giảm miễn dịch có thể không sốt
- Buồn nôn, nôn mửa liên tục hoặc tiêu chảy
- Khó thở
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Viêm phổi có thể không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào cảnh báo viêm phổi. Tuy nhiên, ở một số trẻ vẫn có thể có dấu hiệu như:
- Nôn mửa
- Sốt cao, co giật
- Ho
- Trẻ bứt rứt, mệt mỏi
- Trẻ khó thở, bỏ bú, bỏ ăn
- Tím tái, sốt li bì, bị rút lõm lồng ngực
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, cụ thể:
Viêm phổi do vi khuẩn
Hoạt động của vi khuẩn streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn như: haemophilus, legionella,…cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra viêm phổi.
Viêm phổi do nhiễm virus
Hiện nay, virus SARS-CoV-2 là virus nguy hiểm nhất gây nên bệnh viêm phổi. Ngoài ra, nhiều loại virus khác gây cảm lạnh, cúm cũng là nguyên nhân gây ra Viêm phổi.
Viêm phổi do nấm
Viêm phổi do nấm là do người bệnh hít phải các bào tử của nấm. Bệnh viêm phổi do nấm hay gặp ở những người có vấn đề sức khỏe về mãn tính hoặc những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Với những người thường xuyên hút thuốc lá, sinh sống ở môi trường ẩm mốc, bụi bẩn rất dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm.
Viêm phổi do hóa chất
Viêm phổi do hóa chất rất ít gặp, xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng nhẹ của bệnh lý này phụ thuộc vào: loại hóa chất, thể trạng người bệnh, thời gian phơi nhiễm, các biện pháp sơ cứu đã thực hiện… Ngoài ra, các hóa chất gây ra bệnh lý viêm phổi còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác trên cơ thể con người.
Viêm phổi bệnh viện
Là bệnh lý xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó người bệnh không có bất kỳ các triệu chứng nào của bệnh viêm phổi.
Viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi cộng đồng là tên gọi bao gồm tất cả các loại viêm phổi ngoại trừ viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, nguyên nhân thông thường nhất là viêm phổi do vi khuẩn và do virus.
Cách phòng tránh bệnh viêm phổi
Tiêm phòng
Hiện nay, tại Việt Nam đã có sẵn các vắc xin ngăn ngừa một số viêm phổi, cúm. Đặc biệt, với những bạn trẻ nhóm vắc xin ngừa viêm phổi được sử dụng rộng rãi. Các bác sĩ khuyến cáo rằng phụ huynh nên chủng ngừa viêm phổi khác cho trẻ em từ dưới 2 tuổi và trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. Đây là đối tượng có nguy cơ đặc biệt mắc bệnh phế cầu khuẩn. Đối với người lớn, hiện có rất nhiều loại vắc xin ngừa viêm phổi như: Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca,Johnson & Johnson’s Janssen…
Tăng cường vệ sinh
Để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây nhiễm trùng đường hô hấp, bạn hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc có thể sử dụng chất khử trùng tay có cồn, đeo khẩu trang. Hãy súc miệng hằng ngày bằng nước muối hoặc bằng dung dịch sát khuẩn. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng, khai thông đường thở, làm loãng đờm và hạn chế tối đa các biến chứng do nhiễm khuẩn.
Không hút thuốc
Khói thuốc lá chính là nguyên nhân làm hỏng khả năng bảo vệ tự nhiên của phổi, giảm khả năng chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
Đảm bảo hệ thống miễn dịch luôn mạnh mẽ
Cách để tăng cường hệ miễn dịch đó là: tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh.
>>Xem thêm: Cách nhận biết viêm họng hạt và nguyên nhân
Tổng kết
Viêm phổi là bệnh lý thực sự nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì thế, mỗi chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc bản thân, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may nhiễm bệnh, nên đi khám định kỳ và kiên trì điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!