Xuất huyết giảm tiểu cầu – Bệnh lý nguy hiểm cần biết

Bạn nên biết xuất huyết giảm tiểu cầu khá nguy hiểm và nó sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể ảnh hưởng đến não, đến đường tiết niệu hay các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa… khiến sức khỏe của con người bị giảm sút.

Vậy bệnh lý này có đặc điểm như thế nào mà nó lại nguy hiểm đến như vậy? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ra sao? Nếu như bạn đang muốn biết thêm thông tin về bệnh này thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta, nó giúp quá trình đông máu diễn ra thuận lợi để từ đó người bệnh không bị mất máu quá nhiều khi bị tổn thương. Và tất nhiên mạch máu sẽ luôn giữ được sự nguyên vẹn, bình thường.

xuất huyết giảm tiểu cầu
Nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu

Còn khi xuất huyết giảm tiểu cầu tức là trạng thái tiểu cầu giảm sinh ở xương hay lượng tiểu cầu này bị phá hủy. Từ đó dẫn đến xuất huyết, thậm chí nó còn khiến cho người bệnh mắc một số bệnh lý nặng nề như:

          Đường tiêu hóa bị chảy máu

          Xuất huyết não

         

Có thể nói đây là căn bệnh khá nguy hiểm và nếu như điều trị không đúng cách hay quá chậm nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nặng có thể khiến cho người bệnh bị mất mạng. Hiện nay bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau không chỉ ở người lớn mà cả ở trẻ em nữa nhé.

Biểu hiện của xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Được biết đến là bệnh lý khá phức tạp, các biểu hiện không dễ để nhận biết. Tuy nhiên nó cũng có một số biểu hiện nhất định mà bạn nên nắm bắt được như:

xuất huyết giảm tiểu cầu
Chảy máu lợi

          Khi bị thương tình trạng máu chảy nhiều trong một khoảng thời gian dài, dù đó là vết thương nhỏ.

          Răng lợi hay mũi thường xuyên bị chảy máu hơn. Còn người bình thường thì gần như là không bị.

          Phân hay nước tiểu cũng có thể xuất hiện kèm theo máu tươi.

          Mệt mỏi, chán nản, không muốn ăn uống… là tình trạng thường gặp phải.

          Với chị em, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dài hơn và lượng máu vì thế cũng sẽ mất nhiều hơn.

          Các vết ban dễ bị xuất huyết dưới da, dễ bị bầm tím…

          Các nốt xuất huyết cũng có thể sẽ xuất hiện thêm ở dưới da, có thể là màu tím hay đỏ với kích thước khá nhỏ. Vùng cẳng chân thường xuyên bị xuất hiện nhiều nhất.

Khi thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu nào như trên thì đừng nên coi thường. Mặc dù nó có thể không phải là biểu hiện của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng cũng có thể là của một bệnh lý nào khác mới xảy ra những bất thường như vậy. Chính vì thế hãy đi đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào?

Riêng với bệnh lý này thì nó không chỉ do 1 nguyên nhân gây nên mà cũng do khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế mà tình trạng bệnh diễn ra cũng khác nhau. Có thể kể ra như:

xuất huyết giảm tiểu cầu1
Những nốt ban xuất hiện ở dưới chân

          Do vi trùng

          Do virus

          Do ký sinh trùng…

Chúng sẽ tấn công lúc này bạch cầu sẽ sinh ra chất giúp kháng lại những tác nhân gây bệnh này. Trong trường hợp mà bệnh tự miễn thì có thể là do cơ thể đã nhận diện sai về những tác nhân gây hại cho cơ thể, một số cơ quan, bộ phận… và chính những kháng thể này được sinh ra lại chống lại tiểu cầu.

Khi kháng thể này phá vỡ tiểu cầu thì lượng tiểu cầu đó sẽ bị suy giảm về số lượng. chính vì thế mà gây nên những tác động nhẹ dù chỉ bị chấn thương nhỏ thôi cũng sẽ khiến người bệnh bị chảy máu thời gian dài nhưng cũng có thể người bệnh sẽ bị xuất huyết dưới da.

Tuy nhiên vẫn có những người bệnh bị xuất huyết mà không rõ nguyên nhân cụ thể do đâu, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trên đây là một số thông tin về xuất huyết giảm tiểu cầu từ nguyên nhân cho đến dấu hiệu nhận biết. Hy vọng bạn đã có những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho mình nhé.

>>Xem thêm: Uốn ván là gì? Uốn ván lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status