Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu – Cách phòng ngừa

Trong những năm gần đây, y học phát triển đã tìm ra nhiều phương pháp tiến bộ để điều trị bệnh bạch cầu. Đây không còn là bệnh lý “vô phương cứu chữa” ám ảnh nhiều người nữa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về phương pháp điều trị bệnh bạch cầu và cách phòng ngừa hiệu quả. Mời bạn tham khảo!

Một số phương pháp điều trị bệnh bạch cầu phổ biến

Tùy theo thể trạng, tuổi tác hay dạng bệnh bạch cầu bệnh nhân mắc phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh tác dụng tiêu diệt tế bào bạch cầu bị bệnh, mỗi phương pháp can thiệp đều sẽ có các tác dụng phụ.

Hình ảnh các loại bạch cầu
Hình ảnh các loại bạch cầu

Một số phương pháp nổi bật nhất bao gồm:

Điều trị bệnh bằng hóa trị

Hóa trị hiểu đơn giản là cách điều trị bệnh bạch cầu phổ biến nhất hiện nay. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào bạch cầu bị lỗi. Dược tính trong thuốc sẽ ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của các tế bào này.

Thuốc hóa trị có dạng viên để uống (viên nén) và dạng lỏng để tiêm vào tĩnh mạch. Thông thường, người bệnh điều trị bạch cầu bằng phương pháp hóa trị phải nằm viện từ 3 – 6 tuần.

Song cũng có một vài trường hợp đủ điều kiện để tiến hành hóa trị tại nhà. Bạn chỉ cần đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên cũng như cập nhật diễn biến điều trị là được.

Liệu pháp cảm ứng và củng cố

Liệu pháp cảm ứng và củng cố cũng được xem là cách điều trị bệnh bạch cầu hiệu quả. Hiểu đơn giản, đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình hóa trị, thường kéo dài khoảng 4 – 6 tuần.

Liệu pháp cảm ứng và củng cố
Liệu pháp cảm ứng và củng cố

Cường độ điều trị được đánh giá là khá mạnh để tiêu diệt càng nhiều tế bào bạch cầu bất thường càng tốt. Mục đích chính nhằm thuyên giảm triệu chứng và thuyên giảm số lượng bạch cầu gây bệnh tồn tại trong máu và tủy xương.

Sau đó, người bệnh phải điều trị thêm bằng cách tiêm thuốc hóa trị. Nếu cơ thể không tương thích, bác sĩ sẽ dùng phương pháp xạ trị để tiêu diệt tận gốc khả năng tế bào bạch cầu bất thường đang lan rộng đến dịch tủy của cột sống.

Phương pháp xạ trị điều trị bệnh bạch cầu không nên dùng cho trẻ em. Lý do là các hóa chất có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ sau khi khỏi bệnh.

Sau khi cảm ứng xong, bác sĩ sẽ tiến hành củng cố để ngăn chặn sự tái phát của tế bào bạch cầu bất ổn. Ngoài ra, đây cũng là quãng thời gian nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau lần điều trị đầu tiên.

Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu bằng liệu pháp duy trì 

Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trong quy trình hóa trị để điều trị bệnh bạch cầu. Khoảng thời gian có thể kéo dài liên tục trong khoảng 2 – 3 năm với mục đích chính là tiêu diệt các tế bào bạch cầu gây bệnh còn sót lại.

Giai đoạn điều trị duy trì này không diễn ra mạnh mẽ như 2 giai đoạn đầu. Đôi khi, phương pháp này có thể được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc. Ghép tế bào gốc làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh lâu dài.

Song, đây không phải là phương pháp được khuyến khích cho trẻ nhỏ. Lý do là việc sử dụng hóa trị liều cao làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất sau này của trẻ. Do đó các bậc phụ huynh và bác sĩ cần cân nhắc vấn đề này thật kỹ lưỡng.

Phòng ngừa bệnh bạch cầu hiệu quả?

Vậy là ở phần trên bạn đã biết cách điều trị bệnh bạch cầu phổ biến nhất hiện nay. Thế nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng này xảy ra?

Tránh xa những tác nhân có nguy cơ gây bệnh
Tránh xa những tác nhân có nguy cơ gây bệnh

Một số lưu ý quan trọng như sau không nên bỏ qua:

  • Giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với rủi ro gây ung thư (như tránh khói thuốc lá).
  • Xây dựng một sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý.
  • Chú ý không thức khuya hay ăn uống không đảm bảo mà cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất độc hại, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để sớm khám phá ra bệnh.

Trên đây là một số phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Bạn cần có ý thức phòng bệnh ngay từ bây giờ để bảo vệ chính mình cũng như người thân trong gia đình. Chúc bạn sức khỏe!

>>>Xem thêm:

Bệnh bạch cầu tăng và cảnh báo sức khỏe cần lưu ý!

Tìm hiểu về bạch cầu và các chỉ số bạch cầu cần biết

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status