Viêm da tiếp xúc có lây không? Các biện pháp phòng ngừa và điều trị

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ. Vậy viêm da tiếp xúc có lây không? Cách phòng ngừa và điều trị như thế nào cho hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

Viêm da tiếp xúc hiểu đơn giản là một dạng bệnh viêm da gây phát ban đỏ, ngứa khi tiếp xúc với một chất dị ứng. Dị ứng tiếp xúc có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng và ai cũng có thể rơi vào tình trạng này.

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Viêm da tiếp xúc có lây không? Câu trả lời là không. Lý do bởi nguyên nhân gây bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố gen di truyền hoặc các chất mà người bệnh đã tiếp xúc. Đây hoàn toàn là yếu tố chủ quan, khách quan bình thường, không có khả năng lây nhiễm chéo.

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch suy yếu cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh. Do đó, các thành viên trong gia đình không cần quá lo lắng về việc viêm da tiếp xúc có lây không.

Thay vào đó, bạn hãy rèn luyện thân thể và xây dựng lối sống khoa học để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật. Viêm da tiếp xúc không đe dọa tính mạng của người bệnh, tuy nhiên các triệu chứng sẽ rất khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy bạn cần chú ý đến vấn đề điều trị và phòng ngừa.

Biện pháp điều trị bệnh hiệu quả

Để chữa viêm da tiếp xúc, trước tiên cần tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh. Trường hợp nghi viêm da do mỹ phẩm, bạn cần ngưng sử dụng để không làm trầy xước vùng da bị bệnh.

Dùng kem bôi ngoài da để điều trị bệnh
Dùng kem bôi ngoài da để điều trị bệnh

Thông thường, vùng da bị tổn thương sẽ có cảm giác ngứa và khiến bạn phải gãi. Thế nhưng, hành động này có thể làm vùng da bị kích ứng nặng hơn hoặc thậm chí gây nhiễm trùng, bắt buộc phải dùng đến kháng sinh để điều trị bệnh.

Viêm da có lây không? Câu trả lời là có và cách xử lý cũng khá đơn giản. Đầu tiên bạn chỉ cần rửa da bằng nước sạch, sau đó làm dịu triệu chứng phát ban bằng cách đắp khăn lạnh.

Tiếp đến, bạn sử dụng dung dịch Jarish, hồ nước, hồ neopred để làm dịu da, sát khuẩn. Ngoài ra, nếu bệnh ở dạng nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại kem có chứa hydrocortisone đối với các trường hợp nhẹ.

Với những trường hợp nặng, kem corticoid có tác dụng mạnh hơn sẽ được ưu tiên. Ngoài ra, cần phân loại như sau:

  • Đối với tổn thương khô: Bôi dạng mỡ có chứa corticoid, kem kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng như Fucidin.
  • Giảm triệu chứng ngứa rát: Thuốc uống kháng histamin như diphenhydramine, cetirizine, loratadin,…

Đa phần các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị phát ban ở gần mắt hoặc miệng, bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.

Viêm da tiếp xúc có lây không? – Cách phòng ngừa

Vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc: Viêm da tiếp xúc có lây không. Bên cạnh việc điều trị, phòng ngừa bệnh như thế nào cho hiệu quả cũng vô cùng quan trọng.

Tránh tiếp xúc với hóa chất để phòng bệnh
Tránh tiếp xúc với hóa chất để phòng bệnh

Một số chú ý quan trọng bạn cần ghi nhớ như sau:

  • Tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây kích thích như hóa chất.
  • Ưu tiên những sản phẩm được dán nhãn là không gây dị ứng hoặc không mùi.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Tắm rửa đều đặn hàng ngày.
  • Khi thay đổi sang một loại mỹ phẩm khác, bạn cần sử dụng thử trên một vùng da nhỏ để tránh bị kích ứng.
  • Tuyệt đối không sử dụng găng tay cao su nếu bị dị ứng với latex, thay vào đó nên ưu tiên găng tay vinyl.
  • Nên mặc áo quần dài khi có việc ở những nơi nhiều cây xanh đề phòng trường hợp tiếp xúc với côn trùng hoặc các chất diệt côn trùng.
  • Vào những ngày mùa đông, cần thoa kem dưỡng ẩm để ngăn da bị khô.

Vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc: Viêm da tiếp xúc có lây không và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Chúc bạn sức khỏe!

>>Xem thêm: Viêm da tiếp xúc và những điều cần biết

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status