Sởi được xem là bệnh lý truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua. Theo ước tính, trung bình mỗi năm có khoảng 20 triệu người mắc bệnh sởi ở mọi quốc gia. Vậy nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi hiểu đơn giản là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Paramyxovirus. Chủng vi sinh vật này xuất hiện ngoài môi trường, thường “cư ngụ” ở chất nhầy trong mũi và cổ họng với đặc điểm nhận dạng là có khả năng sinh sôi nhanh chóng tại các bộ phận này.
Virus sởi chỉ gây bệnh trên người và hoàn toàn không lây lan đến bất kỳ loài động vật nào khác. Dịch sởi dễ bùng phát vào thời kỳ đông xuân – khoảng thời gian nổi bật với khí hậu nóng ẩm.
Theo Bộ Y tế, sởi được xem là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Như đã đề cập ở trên, bệnh sởi gây ra bởi virus Paramyxovirus. Thế nhưng vấn đề không dừng lại ở dó, quá trình lây truyền mới là điều đáng lo ngại của bệnh lý đặc biệt này.
Con đường lây bệnh chủ yếu:
- Đường hô hấp được xem là con đường lây bệnh nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Hiểu đơn giản, việc tiếp xúc với các giọt hô hấp (nước mũi, nước bọt) của người bệnh bay trong không khí khi trò chuyện, hắt xì hoặc ho,… Virus sẽ lây từ người này sang người khác và phát bệnh sau một thời gian ngắn.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh.
- Tiếp xúc với đồ vật tồn tại virus sởi từ phía người bệnh.
Thông thường, virus sởi lây nhiễm qua đường hô hấp trước tiên, sau đó dần lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua dòng máu. Virus sống và sinh sôi trong chất nhầy của mũi và cổ họng trong khoảng 4 ngày trước khi phát ban và tiếp tục phát triển trong khoảng 4 – 5 ngày sau đó. Cần lưu ý rằng đây là thời điểm virus dễ lây nhất, vì vậy những ai chăm sóc người bệnh cần thật sự cẩn thận, chú ý nhiều hơn đến triệu chứng thường gặp của bệnh sởi.
Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi
Các triệu chứng bệnh sởi thường xuất hiện sau 7–14 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh (giai đoạn ủ bệnh). Sởi không chỉ có những nốt phát ban nhỏ ở trên da. Những dấu hiệu bệnh sởi thường được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 14 ngày và được tính bắt đầu sau khi người bệnh nhiễm virus. Lúc này cơ thể hầu như vẫn chưa có triệu chứng của bệnh sởi.
Một số triệu chứng mờ nhạt như:
- Sốt cao (nhiệt độ có thể tăng đến hơn 40ºC)
- Sổ mũi
- Ho khan
- Mắt đỏ và chảy nước mắt liên tục (viêm kết mạc)
- Nội ban (đốm Koplik) sẽ xuất hiện vào ngày thứ hai. Hiểu đơn giản đây là những hạt nhỏ có màu trắng ngà, xung quanh viền đỏ và mọc nhiều trong khoang miệng.
Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi ở giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 2 – 5 ngày. Đây là lúc triệu chứng của bệnh sởi rõ ràng nhất. Khi các hạt Koplik lặn đi, phát ban sẽ bùng phát. Ban đầu, tình trạng này chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ và ban sởi thông thường là ban dạng sần, nổi gồ lên trên bề mặt da.
Các nốt ban có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc tập trung thành từng cụm, khiến da trông loang lổ. Ban đầu, ban sởi nổi ở trán, vùng sau tai rồi bắt đầu lan rộng khắp cơ thể, từ mặt đến cổ, tay, chân và bàn chân.
Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi ở giai đoạn phục hồi
Các nốt phát ban sẽ bắt đầu mờ dần theo thứ tự đã mọc, bong vảy và để lại vết thâm đen. Nếu được điều trị kịp thời không xuất hiện biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi. Một số trường hợp phát sinh triệu chứng thường gặp là ho có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần sau đó.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh sởi. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu nhà có con nhỏ, ba mẹ không được chủ quan, để ý tới con nhiều hơn phòng những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!