Bệnh u tuyến giáp lành tính là bệnh lý tương đối phổ biến và hầu hết không gây nguy hiểm. Mặc dù vậy, khi mắc bệnh lý này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, khó nuốt, vùng cổ bị đau,… Nếu vậy u tuyến giáp lành tính có cần mổ không , và khi nào cần mổ hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
U tuyến giáp lành tính là gì?
Có thể rằng u tuyến giáp lành tính là những khối u (bướu) chứa đầy các chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp – một tuyến nhỏ nằm trước vùng cổ, ngay trên xương ức. Đa số các khối u tuyến giáp là lành tính nhưng có khoảng 5% là ác tính (ung thư tuyến giáp). Có tỉ lệ mắc bệnh về tuyến giáp tăng lên theo tuổi và thường gặp nhiều ở phụ nữ (5 nữ/1 nam). Đối với các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót do hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Và để có biện pháp điều trị kịp thời, cách tốt nhất là tầm soát, sàng lọc sớm.
Những dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp lành tính
Do tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ nên rất dễ nhận ra những biểu hiện khác thường. Chúng ta hãy đi khám ngay khi thấy các triệu chứng sau:
- Khi sờ thấy có khối u ở cổ.
- Bị nổi hạch to ở cổ.
- Bị ho mãn tính kéo dài.
- Khi bị khàn giọng.
- Bị khó nuốt, khó thở.
- Bị đau trong họng hoặc vùng cổ.
Tìm hiểu bướu cổ lành tính có nên mổ không?
Hầu hết các loại bướu cổ lành tính và hầu như không phải phẫu thuật. Đối với những trường hợp thật sự cần thiết mới có chỉ định phải dùng đến phương pháp mổ.
- Khi bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt hoặc gây mất thẩm mỹ
- Nếu nghi ngờ ung thư
- Bị rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.
Tất cả chúng ta cần hiểu rõ, bướu lành tính không cần mổ khi bướu có diện tích, kích thước nhỏ, và cả kích thước to nhưng không gây khó thở, khó nuốt. Nếu khi bướu cổ lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì. Thường sẽ được theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1 – 2 năm một lần. Chỉ cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.
Bắt buộc mổ bướu cổ khi nào?
- Bị bướu nhân tuyến giáp ác tính (ung thư): chẩn đoán nhân ác tính bằng sinh thiết.
- Bị bướu giáp nhân có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính (tế bào học hay trên siêu âm).
- Bị bướu giáp nhân có tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư (K) giáp.
- Bị bướu giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho bệnh nhân. Những triệu chứng gây ra do bướu giáp chứ không phải bệnh nhân bị viêm họng, đau cột sống cổ, bị trào ngược…
Cắt u lành tuyến giáp
Chỉ định
- Các khối u lành tuyến giáp nhân đơn độc hoặc đa nhân nhưng ranh giới rõ, dễ bóc tách
- Với khối u nang kích thước < 4cm hoặc u đa nang nằm trong thùy giáp.
Chống chỉ định
- Đối với người bệnh xuất hiện u tuyến giáp trạng đang có dấu hiệu cường giáp, suy giáp.
- Đối với người bệnh quá già yếu, mắc bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.
Các bước tiến hành
Bước 1: Xác định vị trí u
- Đầu tiên, gây mê nội khí quản.
- Đối với tư thế người bệnh: Người bệnh nằm tư thế ngửa, đầu ngửa ra sau và độn gối dưới vai để ưỡn cổ, đầu cao, chân thấp, mặt nhìn thẳng lên trần để đường rạch đi đúng giữa cổ, bọc tóc trong mũ.
Bước 2: Bóc tách sao cho phẫu trường tại vị trí u đủ rộng rãi để tiến hành cắt thuận tiện nhất. Tiếp sau đó, tiến hành kẹp, buộc mạch máu tại vị trí u
- Đối với đường rạch da: Đường rạch hình chữ “U”, hoặc theo nếp lằn cổ, đáy quay xuống dưới, cách phía trên hõm ức 2cm. Tại hai đầu đường rạch sang sang 2 cơ ức đòn chũm kéo dài lên 2 bên 3-4 cm. Một đường rạch qua bề mặt da, tổ chức dưới da và cân cơ cổ nông.
- Sau đó bóc tách vạt da: Bóc tách vạt da đến bờ trên sụn giáp và xuống tới hõm ức. Trong trường hợp, khối u to thì có thể tách rộng lên cao. Rồi banh rộng trường mổ bằng phương pháp khâu sợi chỉ kéo lên trên hoặc bằng banh tự động.
- Sau đó sẽ bộc lộ tuyến giáp: Mở dọc chính giữa theo các thớ cơ ức đòn móng, sau đó là cơ ức giáp (thường cơ ức giáp dính vào bao tuyến giáp). Khi u lành tuyến giáp quá to có thể cắt ngang các thớ cơ này. Sẽ bộc lộ tuyến giáp dưới cơ dưới móng bằng banh Farabeuf. Rồi buộc cầm máu các tĩnh mạch cổ trước. Cuối cùng toàn bộ tuyến giáp được bộc lộ và có thể đánh giá tổn thương bằng tay.
Bước 3: Tiến hành cắt u lành tuyến giáp, nếu u nằm sâu trong nhu mô có thể tiến hành mở nhu mô tuyến giáp lấy u. Rồi khâu lại nhu mô sau khi mở lấy u
Tiến hành cầm máu kỹ: Đặt 1 Sonde dẫn lưu, đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu. Sau đó, rút dẫn lưu sau khi dịch không còn chảy ra qua dẫn lưu, thông thường rút dẫn lưu sau phẫu thuật 72 giờ.
>>>Xem thêm:
Những điều cần biết về u tuyến giáp (u tuyến giáp có nguy hiểm không?
Kết luận:
Bài viết trên là những thông tin cần thiết về việc khi nào cần mổ u tuyến giáp lành tính, với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích được bạn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!