Phân biệt bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu

 Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm xảy ra rất phổ biến không chỉ có ở Việt Nam mà nó còn tồn tại ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hai bệnh truyền nhiễm lây lan với tốc độ rất nhanh và nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hai bệnh truyền nhiễm là thủy đậu và đậu mùa chủ yếu sẽ thấy ở trẻ em và cũng có trường hợp cả ở người lớn. Mặc dù hiện tại 2 căn bệnh truyền nhiễm này đều có phương pháp chữa trị nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Chính vì vậy, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn và phân biệt bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu qua bài viết sau đây.

Khái niệm hai loại bệnh truyền nhiễm: bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa 

  • Bệnh thủy đậu( Varicella Zoster):  Đó là bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi virus Herpes zoster gây ra.
  • Bệnh đậu mùa: Là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi virus Variola gây ra.

Phân biệt hai loại bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu.

Những nét giống nhau

  • Cả 2 bệnh truyền nhiễm này có khả năng lây nhiễm rất cao
  • Đều tạo ra những cơn dịch khủng khiếp đến nhân loại
  • Đều có các triệu chứng như mệt mỏi, xuất hiện những tổn thương trên da, khó chịu, chán ăn, ngủ không ngon, gây sốt cho bệnh nhân
  • Các loại virus có thể gây ra các triệu chứng 
  • Con đường lân lan chủ yếu là do tiếp xúc với phần dịch ơ da của người bệnh như: quần áo, khăn tắm, khăn mặt, chậu, chăn,…
Dấu hiệu của 2 căn bệnh truyền nhiễm.

Những nét khác nhau 

  • Virus gây ra:

+) Bệnh thủy đậu chứa virus Varicella Zoster

+) Bệnh đậu mùa chứa virus Variola

  • Thời gian ủ bệnh:

+) Bệnh thủy đậu: khoảng 10 – 21 ngày

+) Bệnh đậu mùa: khoảng 7 – 14 ngày

  • Triệu chứng và biểu hiện:

  • Bệnh thủy đậu

+) Những nốt phát ban xuất hiện thành cụm, ở mặt, lưng, bụng sau đó ở cánh tay. 

+) Vị trí phát ban là từ mặt đến ngực rồi lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể ( bao gồm cả miệng, mí mắt hay vùng sinh dục).

+) Bệnh thủy đậu vẫn có khả năng tái phát lại nhưng 1 vài trường hợp có thể miễn nhiễm hoàn toàn sau khi đã nhiễm bệnh.

+) Loại vắc xin, cách thức, thời điểm tiêm phòng khác nhau

+) Được chẩn đoán bằng việc nhìn các mụn nước và xét nghiệm nó để đưa ra kết quả

+) Có 4 giai đoạn phát bệnh ở bệnh nhân:

– Giai đoạn ủ bệnh: Đây chính là thời kì virus bắt đầu trong cơ thể người bệnh và phát bệnh  (khoảng 10 – 20 ngày); hoàn toàn bệnh nhân không có triệu chứng nào. Vậy nên giai đoạn này khá khó để nhận biết.

– Giai đoạn phát bệnh: Thường đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, sốt nhẹ, hơi khó chịu, có thể dẫn đến mệt mỏi và dần có những phát ban đỏ nhưng kích thước khá bé xuất hiện từ 24 -48 tiếng đầu. Một số trường hợp sẽ có hạch sau tai cùng với các cơn đau họng.

– Giai đoạn toàn phát: Bắt đầu người bệnh có các triệu chứng rõ hơn như chán ăn, ngủ không ngon,ngứa, sốt cao, buồn nôn và nhức đầu. Nốt phát ban đỏ lúc này đã có các nốt phỏng nước hình tròn ( đường kính từ 1- 3 mm) và đã xuất hiện toàn thân của bệnh nhân. Không chỉ vậy, 1 vài bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng nên mụn nước sẽ có kích thước to hơn dịch mụn có màu đục chứa mủ.

– Giai đoạn phục hồi:  Từ 7 – 10 ngày kể từ ngày phát bệnh. Những mụn nước sẽ dần tự vỡ ra sau đó khô lại và trở thành sẹo trên da. Trong giai đoạn cuối này người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ và sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thâm.

Các quá trình phát triển bệnh truyền nhiễm thủy đậu.
  • Bệnh đậu mùa: 

+) Những dấu chấm nhỏ ở trong khoang miệng và lưỡi và có khả năng chuyền 1 lượng virus lớn. 

+) Các nốt tập trung chủ yếu ở tay và chân

+) Bệnh đậu mùa có khả năng nguy hiểm cao hơn so với bệnh thủy đậu. 

+) Loại vắc xin, cách thức tiêm phòng khác nhau

+) Được chẩn đoán qua việc xét nghiệm dịch mụn nước. Và lượng gia tăng các tế bào thông qua cấy mô.

+) Có 4 giai đoạn phát bệnh đậu mùa:

  • Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 12 – 13 ngày; ngắn nhất sẽ là 5 ngày và nhiều nhất là 15 ngày.
  • Giai đoạn phát bệnh: Thường khởi phát đột ngột gây nên sốt cao ( 40 – 41 độ C) và có hiện tượng rét run. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, buồn nôn liên tục và da mặt. Không chỉ vậy, người bệnh còn đau rát họng, khó thở. Nổi các “ tiền ban” sau 1-2 ngày sẽ lặn hết.
Hình ảnh bệnh đậu mùa.
  • Giai đoạn toàn phát: Ngày 4 của bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và các nốt dát hồng nhạt từ trên xuống.Sau 48 tiếng các nốt trở nên thưa. Ngày 7-8 thì nốt phỏng lại xuất hiện trở lại đỏ sẫm hơn. Hai mặt sưng húp và sốt nặng 40 độ C, nhức đầu, khó thở…Ngày 12 và 13 thì mụn đóng vẩy, người bệnh giảm sốt và cảm thấy dễ chịu hơn; mụn ngày càng thưa dần.
  • Giai đoạn lui bệnh: sau 20 ngày phát bệnh thì các vảy đậu bong dần và trở thành sẹo trên da.

Xem thêm: Khi nào cần tiêm vacxin thủy đậu và có tác dụng trong bao lâu?

Kết luận

 Như vậy, bạn cần phải phân biệt rõ 2 căn bệnh truyền nhiễm là bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa để đưa ra những cách phòng tránh hợp lí và có các phương pháp điều trị kịp thời tránh để lại các triệu chứng về sau. Đặc biệt, chúng ta cần phải cẩn thận khi người bệnh là trẻ nhỏ vì có thể nhiễm trùng nặng và để lại các biến chứng không mong muốn. Qua bài viết trên của chúng tôi mong có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 căn bệnh truyền nhiễm này. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết và chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe. 

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status