Có lẽ bệnh tả nghe không có gì xa lạ với mọi người, trong lịch sử thì bệnh tả như là một trận đại dịch làm bao nhiêu người đã tử vong. Nhưng đến nay bệnh tả đã được khống chế chỉ xuất hiện ở một số tỉnh ven biển nước ta và một số nước ở châu Á, châu Phi. Để tìm hiểu vì sao bệnh lại đáng sợ vậy thì sau đây mình cùng tìm hiểu về nguyên nhân, đường lây từ đâu và cơ chế sinh bệnh của bệnh tả nhé.
Thế nào là bệnh tả?
Bệnh tả là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, vi khuẩn tả Vibrio cholerae ở trong đường tiêu hóa gây nên bệnh tả. Khi bị bệnh thường bị buồn nôn, tiêu chảy do đó dẫn đến việc mất nước cơ thể suy nhược, nếu để bệnh kéo dài lâu có thể bị tử vong.
Các thể bệnh tả:
- Thể bệnh không có triệu chứng thể hiện ra ngoài.
- Thể nhẹ: hiện tượng này giống như bạn bị tiêu chảy bình thường.
- Thể điển hình: xuất hiện triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần hơn.
- Thể tối cấp: mỗi lần đi sẽ ra nhiều nước dẫn đến mất nước, cơ thể suy nhược khoảng 1 giờ sau có thể bị tử vong do trụy tim.
Nguyên nhân bị bệnh tả.
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae là tác nhân chủ yếu hình thành nên bệnh tả. Nó có dạng cong hình dấu phẩy, nhờ lông mà vi khuẩn tả đã có thể di chuyển được. Vi khuẩn tả phát triển tốt trong môi trường có nhiều chất dinh dưỡng, trong các môi trường có chứa chất kiềm như: nước, thức ăn, các con vật sống ở dưới biển (sò, cua, cá…)
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae là một trong những vi khuẩn ưa lạnh, ở trong nhiệt độ này vi khuẩn có thể sống được vài ngày thậm chí một vài tuần. Để diệt được phẩy khuẩn tả thì các hóa chất diệt khuẩn thông thường hoặc môi trường chứa axit.
Ở trong ruột non các con vi khuẩn tả tiết ra độc tố có tên là Cholerae, nguyên nhân chính hình thành bệnh. Thành ruột và độc tố có sự liên kết với nhau gây cản trở dòng chảy của natri clorua làm cho cơ thể chứa một khối nước khổng lồ và nhanh chóng bị tiêu chảy, mất nước.
Ngoài ra thì nguồn nước ô nhiễm cũng tác động thành bệnh, các loại hoa quả thực phẩm rau hay các con cua con ốc cũng có chứa lượng cholerae.
Bệnh tả có thể lây qua con đường nào?
Có lẽ con đường lây chủ yếu của bệnh tả là từ nguồn thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.Ở các nước khác thì hải sản là nguyên nhân chính, còn các nước không được phát triển thì nguồn lây nhiễm là từ nguồn nước.
Khi ăn thức ăn mà thức ăn đó có chứa vi khuẩn cholerae dường như chúng không thể sống sót ở trong môi trường axit của dạ dày. Nếu vi khuẩn vượt qua chướng ngại vật đó đến ruột non chúng sẽ di chuyển đến thành ruột nơi đây là môi trường chúng phát triển mạnh. Lúc này vi khuẩn sẽ tiết ra các độc tố làm cho con người nhiễm khuẩn bị tiêu chảy. Khi tiêu chảy xử lý không đúng cách, không đúng chỗ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sống trong môi trường nước.
Cơ chế sinh bệnh tả.
Cơ chế sinh bệnh được chia ra thành 3 giai đoạn nhỏ:
- Vi khuẩn tả vượt qua dạ dày: tất cả vi khuẩn được di chuyển đến dạ dày nhưng trong đây hầu như sẽ bị dịch vị tiêu diệt hết một số con sống sót thì chuyển xuống ruột non.
- Vi khuẩn phát triển và sinh sản: ở tái tràng, ruột non chứa môi trường kiềm chúng sẽ nhờ đó mà tập trung vào mô niêm mạc ruột.
- Vi khuẩn cholerae tiết ra độc tố trên niêm mạc: tăng nồng độ AMP vòng. Lượng AMP vòng kích thích niêm mạc ở ruột non tăng, đào thải chất dịch đẳng trương và huyết thanh sau khoảng 2 giờ độc tố sẽ ngấm vào ruột non. Gây buồn nôn, mất nước cho người bị nhiễm khuẩn tả và các độc tố này thì không làm tổn thương tế bào niêm mạc ruột.
Xem thêm:
Kết luận
Các bạn đã vừa ghé qua bài chia sẻ của chúng tôi mong rằng những vấn đề về bệnh tả sẽ giúp ích trong cuộc sống của các bạn. Và qua đó các bạn cũng đã hiểu nguyên nhân hình thành bệnh, con đường lây và cơ chế sinh bệnh, khi bị tiêu chảy để tránh bị mất nước thì các bạn nên uống nhiều nước lọc, nước điện giải ở các quầy thuốc hay bán.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!