Bệnh tả là một căn bệnh mà con người rất dễ gặp phải, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân của căn bệnh này là gì và cách chăm sóc người bị bệnh tả ra sao. Cùng xem bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết về căn bệnh này.
Bệnh tả được hiểu là gì
Bệnh tả ở người được hiểu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở đường tiêu hóa, do phẩy khuẩn tả gây ra. Biểu hiện của căn bệnh này chủ yếu là nôn và tiêu chảy số lượng lớn, người bệnh sẽ dễ dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Và nếu người nhân không sớm phát hiện kịp thời và chữa trị sẽ dẫn đến tử vong.
Trước đây bệnh đã gây ra những trận đại dịch lớn gây tử vong đến cho rất nhiều người dân. Tuy nhiên hiện nay bệnh tả đã được khống chế ở nhiều nơi hơn nhưng vẫn còn xảy ra ở một số đợt dịch của một số quốc gia khác. Ở Việt Nam căn bệnh này chỉ là những trường hợp tản phát nên bạn có thể yên tâm và học cho mình một số cách phòng tránh trường hợp mắc bệnh.
Một số nguyên nhân dẫn đến mắc căn bệnh tả
Vi khuẩn vibrio cholerae chính là một nguyên nhân gây ra căn bệnh tả ở người. Vi khuẩn này có dạng cong hình dấu phẩy, có khả năng di chuyển nhanh chóng giống như một cọng lông, chúng sẽ sinh sôi và phát triển tốt ở trong môi trường có nhiều chất dinh dưỡng , thức ăn, trong cơ thể của các loài động vật,…
Độc tố cholerae do vi khuẩn này sản sinh trong ruột non của người chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến con người bị mắc căn bệnh này. Độc tố này sẽ làm ảnh hưởng đến thành ruột của bạn, cản trở dòng chảy bình thường, làm cho cơ thể sẽ tiết ra một lượng nước lớn khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và nhanh chóng mất một lượng nước lớn.
Nguồn nước ô nhiễm cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh tả này, ngoài ra thì một số loại trái cây tươi sống, rau củ quả cũng có thể chứa các loại vi khuẩn này.
Các triệu chứng của căn bệnh tả thường xuyên xảy ra
Các biểu hiện chính của căn bệnh này đó chính là tiêu chảy nhiều, không đau bụng và có thể nôn ra các chất lỏng trong suốt.
Thời kỳ đang ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh này sẽ kéo dài từ vài giờ cho đến 5 ngày
Thời kỳ mà bệnh khởi phát
Biểu hiện chính của thời kỳ mới phát bệnh này đó chính là sôi bụng, đầy bụng và sẽ bị đi tiểu vài lần.
Thời kỳ bệnh tả toàn phát
Khi bạn đã đến giai đoạn này thì sẽ mắc rất nhiều các biến chứng như là:
Tiêu chảy liên tục, đi ngoài rất nhiều lần trong ngày với một khối lượng lớn và thải ra rất nhiều nước
Bạn rất dễ dàng nôn mửa, lúc đầu thì có thể nôn ra thức ăn nhưng sau đó sẽ nôn ra toàn nước
Bệnh nhân khi mắc căn bệnh tả đến giai đoạn này sẽ không sốt, ít khi bị đau bụng
Bạn sẽ bị mất nhiều nước dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, mạch nhanh, mắt trũng xuống, da nhăn nheo,..và còn rất nhiều các biểu hiện khác nữa.
Thời kỳ bệnh tả hồi phục
Bệnh tả ở người sẽ thường kéo dài từ 1 cho đến 3 ngày nếu bạn được bù đủ lượng nước và điều trị kháng sinh thì sẽ mau chóng hồi phục.
Cách chăm sóc người bị bệnh tả giúp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả
Bạn nên bù đủ nước và điện giải: mục đích của việc làm này đó chính là thay thế nước và các chất điện giải bằng các loại dịch qua đường ống
Dịch truyền tĩnh mạch: trong bệnh tả thì hầu hết các triệu chứng sẽ được giảm đi nếu bạn bù đủ số nước bằng đường ống, nhưng nếu bệnh nhân mà bị mất nước nghiêm trọng bác sĩ có thể cho truyền dịch tĩnh mạch để căn bệnh không biến chuyển xấu hơn.
Thuốc kháng sinh; Thuốc kháng sinh là không cần thiết cho việc điều trị bệnh tuy nhiên thì có một số loại thuốc có thể làm giảm cả số lượng và thời gian tiêu chảy.
Các biện pháp chẩn đoán xem bạn có mắc bệnh tả hay không
Chẩn đoán bệnh tả sẽ được dựa vào các triệu chứng lâm sàng thông qua việc hỏi bệnh và thăm khám. Sau đó thì bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để có thể xác định được chính xác hơn như là
Soi phân: Giúp cho việc chẩn đoán căn bệnh được nhanh hơn. Khi soi phân dưới kính hiển vi nền đen sẽ nhìn thấy phẩy khuẩn tả di động mạnh ở trong phân
Cấy phân: Phải lấy phân sớm khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy lần đầu tiên và trước khi điều trị kháng sinh. Cấy phân vào môi trường chuyên biệt: Phẩy khuẩn tả sẽ mọc rất nhanh và có thể xác định sau 24 giờ kể từ lúc bắt đầu cấy
Rối loạn điện giải: giảm kali, pH thấp
Suy thận: nồng độ ure và creatinin máu tăng lên trong những trường hợp mà bệnh có dấu hiện nặng.
>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh tả và nguyên tắc điều trị bệnh
Kết luận
Bài viết trên đây đã chỉ ra cho bạn tất cả các thông tin cơ bản liên quan đến căn bệnh tả. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ biết được cách chăm sóc người bị bệnh tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!