Giun kim là gì? Con đường lây nhiễm và tác hại gây nên

Giun kim là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, bệnh thường gặp và phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh này có thể lây và gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những con đường lây nhiễm và tác hại của bệnh giun kim gây ra qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu giun kim là gì?

Chắc hẳn giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis) là cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là loài giun ký sinh trùng ở ruột non rồi di chuyển tới ruột già và có thời gian sống khoảng 1 – 2 tháng. Giun kim có màu trắng sữa và đầu hơi phình, vỏ có khía. Thông thường, giun đực có chiều dài khoảng 2- 5mm, giun cái dài khoảng 9- 12mm.

Những thông tin khái quát về bệnh giun kim bạn cần biết

Những con giun kim cái thường đẻ trứng vào ban đêm, ở khu vực hậu môn của người. Những ấu trùng này có thể cử động, tiết ra chất gây ngứa, khiến người mắc phải bệnh ngứa và khó chịu vào ban đêm. Bệnh giun kim khá phổ biến, gặp phải ở nhiều người, và đặc biệt là trẻ em.

Bệnh này chủ yếu phụ thuộc vào vấn đề vệ sinh cá nhân của mỗi người. Trong môi trường đông đúc, điều kiện vệ sinh kém, không tắm rửa thường xuyên, mọi người có thể dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh giun kim lây nhiễm qua con đường nào?

Bệnh nhân có thể nhiễm giun kim qua phương thức lây truyền chủ yếu là qua đường ăn uống và chu kỳ ngược dòng. Thông thường, giun kim cái đẻ trứng về đêm, tại các nếp nhăn ở hậu môn của vật chủ. Sau một thời gian, trứng giun có thể phát triển thành ấu trùng non và có thể cử động được, gây ra những cơn ngừa dữ dội ở vùng hậu môn.

Trẻ em hoặc nhiều người có thể dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng hay ấu trùng giun kim (đặc biệt ở trẻ nhỏ) sau đó dùng tay đó để cầm thức ăn, hoặc đưa tay lên miệng. Họ có thể nuốt phải giun kim vào dạ dày, sau đó, trứng hoặc những ấu trùng này phát triển, đi xuống dạ dày, ruột non và ruột già. Sau khoảng 2 tới 4 tuần, giun sẽ trưởng thành và gây bệnh. 

Bệnh giun kim có thể lây nhiễm khi trẻ không giữ vệ sinh tay, đưa tay lên miệng

Trứng hoặc ấu trùng giun kim có thể phát triển ở môi trường ngoài trong vòng vài ngày, khiến khả năng lây nhiễm cao hơn. Vì vậy mầm bệnh có thể hiện diện ở khắp mọi nơi trong môi trường sinh hoạt của người bệnh. Nếu trẻ có thói quen ngậm tay, ngậm đồ chơi có dính trứng hay ấu trùng giun kim, chúng có thể dễ dàng bị lây. Thậm chí, cả những người trong gia đình nếu tiếp xúc phải những đồ vật này cũng có thể bị nhiễm giun kim.

Ngoài ra, bệnh giun kim còn có thể bị truyền nhiễm qua con đường khác: chu kỳ ngược dòng. Khi bị giun kim, những ấu trùng sẽ chui vào hậu môn rồi lại di chuyển ngược dòng vào manh tràng và phát triển thành gin trưởng thành. Chúng lại tiếp tục gây bệnh và đẻ trứng ở hậu môn. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp, không phổ biến như con đường lây nhiễm qua thức ăn.

Giun kim gây những tác hại và ảnh hưởng như thế nào?

Theo nghiên cứu của những chuyên gia, khoảng ⅓ người bệnh sẽ không cảm thấy các triệu chứng của giun kim. Với một số người, khi mắc phải giun kim, họ sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ em có thể sẽ quấy khóc, khó chịu và cáu bẳn.

Bệnh giun kim nếu bị nhiễm nặng còn có thể gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mỗi người:

  • Khi giun kim trưởng thành có thể bám vào niêm mạc ruột và gây nên những vết loét. Khi bị bệnh, có thể xuất hiện những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng. Chúng cũng có thể gây viêm ruột xuất tiết nhẹ, loét niêm mạc đường ruột.
  • Khi bị ngứa do giun kim, người bệnh có thể gãi và gây ra các biến chứng như chàm hóa, nhiễm trùng, viêm da quanh vùng hậu môn. Khi giun trưởng thành, đẻ trứng, ấu trùng có thể xâm nhập vào đường ruột, gây bệnh viêm ruột thừa.
  • Thậm chí, đã từng có trường hợp bị thủng ruột do giun kim xâm lấn sâu vào thành ruột. Gin trưởng thành có thể lạc tới nhiều vị trí và gây ra các tổn thương khác nhau.
Bệnh giun kim có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ
  • Đối với phụ nữ, bệnh giun kim có thể gây ra các biến chứng khác nhau như: viêm nhiễm âm đạo, tạo thành các u hạt, giun có thể xâm nhập vào thành tử cung. Một số trường hợp, giun kim lạc vào niệu đạo và, bàng quang, ….
  • Đối với trẻ nhỏ, bệnh giun kim kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động, khả năng tập trung và ảnh hưởng tới sự phát triển tâm thần của trẻ.

>>Xem thêm: Chu kỳ phát triển của giun kim và các biện pháp phòng tránh

Kết luận

Bài viết trên đây là một số thông tin về bệnh giun kim và những con đường lây nhiễm tới mọi người. Bệnh này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh giun kim này nhé.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status