Nắm bắt được các cấp độ bệnh tay chân miệng bạn sẽ biết được quá trình phát triển của bệnh như thế nào để từ đó sẽ chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh. Đây là bệnh lý dẫn đến tổn thương khá phổ biến và nó sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Hiện tại thì chưa có thuốc đặc trị bệnh hay những loại vacxin phòng ngừa vì thế mà cần hết sức để ý đến biểu hiện của bệnh.
Vậy cụ thể bệnh có những cấp độ như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng theo dõi ở nội dung dưới đây nhé.
Các cấp độ bệnh tay chân miệng cần biết
Hiện tại thì có 4 cấp độ bệnh tay chân miệng mà bạn cần phải quan tâm. Với mỗi cấp độ thì biểu hiện của bệnh sẽ là khác nhau và bạn cần phải dựa vào đó để có được sự chẩn đoán chính xác nhất cho mình. Cụ thể:
Cấp độ 1
Dấu hiệu xuất hiện ở người bệnh giai đoạn này chính là những vết loét hay tổn thương xuất hiện nhiều nhất ở vùng miệng, lòng bàn tay và chân. Đây là giai đoạn ở cấp độ nhẹ, nếu phát hiện ngay ở giai đoạn này thì việc điều trị cũng dễ dàng, nhanh chóng không mất quá nhiều thời gian. Không những thế bạn cũng có thể tự điều trị tại nhà được nhé.
Tuy nhiên thì cần phải để ý 1 số vấn đề sau nếu như tự điều trị tại nhà, đó là:
– Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Còn nếu trẻ nhỏ vẫn đang bú mẹ thì cần tăng lần bú để trẻ được cấp thêm năng lượng.
– Sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao đồng thời thì mỗi lần uống thuốc phải cách nhau ít nhất là 6 tiếng.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là những vùng bị tổn thương do mụn
– Sau khoảng 2 – 3 ngày nên đi khám lại để các bác sĩ xem xét quá trình phục hồi có được nhanh chóng không?
Cấp độ 2
Từ cấp độ 1 bệnh sẽ chuyển sang cấp độ 2a với những biểu hiện cụ thể như:
– Sốt cao có thể trên 39 độ và kéo dài nhiều ngày
– Nôn, mệt mỏi, mất ngủ, trẻ nhỏ quấy khóc…
Và sau khi qua cấp độ 2a người bệnh sẽ chuyển sang cấp độ 2b, và ở cấp độ này thì lại chia ra làm 2 nhóm chính. Cụ thể:
– Nhóm 1: Biểu hiện của bệnh có thể là giật mình lúc thăm khám, kèm ngủ gà. Mạch đập nhanh trên 150 lần/phút. Có thể kèm theo sốt cao trên 39 độ dù uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ.
– Nhóm 2: Xuất hiện một số biểu hiện như run người, run chân tay, đi hay ngồi không vững. Cơ thể rung giật nhãn cầu có người lác mắt. Liệt dây thần kinh sọ như giọng nói bị thay đổi, nuốt sặc…
Cấp độ 3
Khi bệnh đã đến cấp độ này tức là bệnh ở mức độ nặng và lời khuyên là nên nhập viện để điều trị. Bởi tất cả các chỉ số như nhịp thở, tim mạch đều cần phải theo dõi bởi các bác sĩ. Dựa vào đó mới đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Ngoài ra nếu như thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ những biểu hiện như:
– Mạch đập nhanh trên 170 lần/phút mà người bệnh không sốt.
– Mồ hôi nhiều lạnh toàn thân
– Huyết áp tăng nhanh
– Thở gấp, thở bất thường
– Rối loạn tri giác
– Tăng trương lực cơ….
Thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời có biện pháp điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cấp độ 4
Đây là cấp độ nặng nhất và nguy hiểm nhất. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng tiêu cực ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Biểu hiện ở cấp độ này là sốc, phù phổi, cơ thể bị tím tái, thở nhanh thở dốc nhưng cũng có người hơi thở yếu ớt, cơ thể mệt mỏi rã rời…
Bạn cần biết bệnh càng được phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng điều trị bệnh càng nhanh chóng và tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì thế tuyệt đối không được chủ quan nhé.
Với những chia sẻ về các cấp độ bệnh tay chân miệng trên đây hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân của mình và những người xung quanh nhé.
>>Xem thêm: Lưu ý trong điều trị và chăm sóc khi bị tay chân miệng
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!