Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là căn bệnh phổ biến mà ai trong đời cũng phải mắc nhiều lần. Nhưng mỗi người lại gặp phải mức độ tình trạng khác nhau. Nếu chủ quan kéo dài bệnh tiêu chảy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện bệnh tiêu chảy và những triệu chứng của bệnh để bạn có thể kịp thời điều trị hiệu quả.

                Nguyên nhân làm xuất hiện bệnh tiêu chảy từ đâu?
Nguyên nhân làm xuất hiện bệnh tiêu chảy từ đâu?

Tiêu chảy là bệnh như thế nào?

Bệnh tiêu chảy là bệnh có tình trạng đi ngoài hiện tượng phân dạng lỏng, nước ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày (Theo Bộ Y tế).

Theo Trung tâm kiểm soát, phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở Hoa Kỳ: Bệnh tiêu chảy là bệnh chiếm 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên  thế giới, khiến bệnh tiêu chảy biến thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.

Cách xác định bạn có bị tiêu chảy hay không thì điều quan trọng là xét thêm các yếu tố số lần đi ngoài trong ngày bao gồm:

  • Tổng số lần đi ngoài trong một ngày
  • Thay đổi độ hình dạng của phân và tăng lượng dịch trong phân
  • Xem màu sắc và tính chất của phân có khác gì với mọi lần trước không

Có 4 loại bệnh tiêu chảy

Dựa vào đặc điểm, hình dạng tính chất của phân thông thường người ta chia ra làm 4 cấp độ khác nhau tương ứng với từng cấp độ của bệnh bao gồm: tiêu chảy cấp tính, mãn tính, thẩm thấu và xuất tiết. 

Tiêu chảy cấp tính 

Bệnh tiêu chảy cấp tính là loại bệnh thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi dưới 5 tuổi một số tuổi trên 5 tuổi vẫn có thể bị. Trẻ bị tiêu chảy đột ngột, khi đi ngoài phân dạng lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong một ngày, thông thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính là do thức ăn không phù hợp, do vi khuẩn có trong thực phẩm, trong đó virus rota là nguyên nhân chính gây xuất hiện bệnh nặng kèm theo đe dọa đến tính mạng của trẻ em dưới 2 tuổi.

Tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy mãn tính thường kéo dài hơn 2-4 tuần. Ở một người có sức khỏe bình thường, tiêu chảy mãn tính gây phiền toái rắc rối hoặc một số đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm thì ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nặng hơn là đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Tiêu chảy thẩm thấu

Tiêu chảy thẩm thấu xuất hiện do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng.  Khối lượng phân trung bình từ 250ml đến 1 lít/ngày. Cơ thể không hấp thu được một số chất dinh dưỡng như lactose hay gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy, trừ trường hợp nặng. Để dừng hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu thì bạn nên ngừng ăn những thực phẩm chứa nhiều lactose.

Tiêu chảy xuất tiết

Trong tế bào biểu mô có sự rối loạn về chuyển tải ion làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu đôi lúc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy xuất tiết thì việc ngừng ăn vẫn không có tác dụng gì để khỏi bệnh.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh tiêu chảy. 

Nhiễm khuẩn đường ruột

Khi bạn ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, … dẫn đến việc xuất hiện mầm bệnh gây ra nhiễm khuẩn đường ruột, viêm nhiễm.

Bạn tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt hàng ngày, dùng các món ăn như rau xà lách, gỏi cá, gỏi tôm, gỏi cua, đồ tái sống… được chăm sóc bằng nước bẩn, nước phân tươi sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng.

Ăn các thực phẩm sống có gây bệnh tiêu chảy không?

Vệ sinh kém

Hành động vệ sinh kém làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, tạo nơi cho vi khuẩn sinh sống gây tiêu chảy nhiễm trùng. Do đó, các bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian sinh sống để hạn chế,tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Lạm dụng quá nhiều vào thuốc kháng sinh vô tình bạn đã tự tay tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến hấp thu kém, tăng nhu động ruột, kết quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng khác với phân lúc bình thường, không thành khuôn hoặc phân sống.

Không hấp thu đường

Do không hấp thụ được các loại đường như: lactose, glucose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa… vì vậy nếu tiếp tục ăn những thực phẩm chứa loại đường đó thì một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài 

Ngộ độc thực phẩm

Nếu ăn những thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hay thực phẩm chứa các chất phụ gia độc hại là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện như sau: đau bụng, đi ngoài sau khi ăn xong, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Nặng hơn có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu bệnh nhân không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Sử dụng các thực phẩm lạ cho vào cơ thể có thể bị tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích

Sau khi ăn đồ lạ cơ thể hấp thu hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh có thể xuất hiện hội chứng ruột kích thích. Do nhu động ruột co thắt quá mức kéo dài liên tục  làm cho ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn so với bình thường. Đồng thời kéo theo nước không được tái hấp dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Viêm đại tràng

Người bị bệnh viêm đại tràng thường hay bị rối loạn tiêu hóa, trong đó thì có tình trạng tiêu chảy. 

Những triệu chứng thông thường của bệnh tiêu chảy.

  • Người bệnh xuất hiện hiện tượng đầy bụng, sôi bụng
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục, nhiều lần, ban đầu phân dạng lỏng, sau đó toàn nước (nếu bị bệnh tả: phân toàn nước có trạng thái đục giống với nước vo gạo)
  • Biểu hiện nôn, mới đầu thường nôn ra thức ăn, sau đó chỉ nôn ra toàn nước hoặc màu vàng nhạt
  • Người bệnh mệt lả, một số trường hợp có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước như: khát nước, da khô không được căng da, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít, chân tay lạnh, chán ăn… và có thể dẫn đến người bệnh tử vong.

>>Xem thêm: Nguyên nhân và một số biến chứng của viêm ruột thừa

Kết luận.

Như vậy với bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn bổ sung được các thông tin hữu ích về bệnh tiêu chảy. Hiểu rõ được nguyên nhân hình thành bệnh tiêu chảy và nhận biết rõ các triệu chứng của bệnh để kịp thời điều trị bởi khi bị mắc bệnh nếu không được điều trị đúng thời điểm, để tình trạng bệnh kéo dài thì nguy cơ sẽ dẫn đến những rủi ro nặng nhất là bệnh nhân bị tử vong.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status