Có rất nhiều cách giảm ngứa khi bị dị ứng ở nhà mang lại kết quả rất tốt. Chính vì vậy, với những người có triệu chứng dị ứng nhẹ, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây thì bệnh nhân có thể áp dụng một số cách để kiểm soát cơn ngứa tốt hơn.Hãy cùng Dược phẩm OTC tìm hiểu về các cách trị ngứa hiệu quả và an toàn dưới đây nhé.
Sử dụng bột yến mạch
Bột yến mạch là sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên có công dụng rất tốt trong việc dưỡng ẩm cũng như diệt khuẩn. Chính vì thế mà nó có thể giảm triệu chứng ngứa hiệu quả cũng như hạn chế khô da.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2012 đã cho rằng, bột yến mạch khá an toàn, có công dụng tốt trong trị ngứa dù do bất cứ nguyên nhân nào gây ra. Để sử dụng bột yến mạch trị ngứa thì bạn có thể làm như sau:
- Sử dụng một lượng yến mạch khoảng 100g cho vào một tấm vải bọc lại.
- Tiếp sau đó thả bọc vải xuống bồn nước, thêm vào một ít muối và ngâm mình vào đó.
Với cách làm này không chỉ có tác dụng trong việc giảm ngứa khi bị ứng mà còn giúp tinh thần được thoải mái, thư giãn, dưỡng da, giúp da không bị khô.
Giảm ngứa khi bị dị ứng bằng giấm táo
Trong giấm táo có chứa thành phần là acid acetic, đây là chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ lành vết thương và giảm ngứa. Chính vì vậy mà giấm táo được khuyên dùng để cải thiện tình trạng ngứa do dị ứng. Với cách này thì bạn chỉ cần sử dụng giấm táo và pha loãng bằng nước ấm theo tỉ lệ 1: 1. Sau đó thì dùng bông thấm dung dịch trên, thoa lên vùng bị dị ứng. Và sau khi hỗn hợp kia khô thì hãy rửa lại bằng nước ấm.
Đấy là cách rất hiệu quả, bạn nên sử dụng hàng ngày để giúp cơn ngứa giảm đi nhanh chóng. Nhưng cũng lưu ý khi sử dụng giấm táo trị ngứa là bạn không được bôi lên vết thương hở. Bởi nó có thể khiến bạn bị nóng rát, thậm chí là loét vết thương.
Giảm ngứa khi bị dị ứng bằng lô hội
Gel của cây lô hội được sử dụng rất phổ biến trong việc cải thiện da bị cháy nắng. Giảm có vết sưng do muỗi đốt, đồng thời thì chúng còn giảm ngứa khi bị dị ứng rất hiệu quả. Để thực hiện thì bạn hãy làm như sau:
- Bạn hãy lấy nhánh lô hội, gọt bỏ phần vỏ và lấy phần thịt, rửa sạch.
- Tiếp sau đó sử dụng phần thịt vừa sơ chế đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 15 phút.
- Và cuối cùng thì chỉ cần vệ sinh lại bằng nước sạch.
Với cách này bạn có thể sử dụng bất cứ khi nào cảm thấy ngứa. Không chỉ vậy, với cách này còn giúp cung cấp độ ẩm trên da và hạn chế tình trạng bong tróc, kích ứng da.
Baking soda
Baking soda chắc hẳn không còn xa lạ gì với các bà nội trợ, bởi nó có rất nhiều ứng dụng tốt. Và đặc biệt là sản phẩm này có tác dụng kháng nấm, chống viêm hiệu quả. Theo một số nghiên cứu cho thấy thì hoạt chất này có tác dụng trong việc việc điều trị các vấn đề liên quan đến nấm da. Cùng với đó thì nó cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ngứa do dị ứng.
Để thực hiện được cách này thì bạn cần sử dụng 1 muỗng cà phê bột baking soda, hòa tan với nước để tạo nên hỗn hợp sệt. Tiếp theo là bôi lên vùng da bị ngứa 10 phút rồi rửa bằng nước sạch. Hãy sử dụng 2-3 lần mỗi tuần để giảm ngứa do dị ứng gây ra.
Mặc quần áo mềm, đặc biệt là vải cotton
Quần áo với chất liệu vải gây bí bách, chật bó sẽ khiến cho vết thương thêm trầm trọng. Đồng thời tình trạng vết ngứa, mẩn đỏ tăng lên. Chính vì vậy mà khi bị dị ứng, tốt nhất là bạn nên sử dụng quần áo mềm mại, thoáng mát, nhẹ nhàng. Nó sẽ hỗ trợ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục hơn.
Sử dụng một số mẹo dân gian
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc để trị mẩn ngứa với nguyên liệu dễ tìm kiếm. Ví dụ như kim ngân, ké đầu ngựa, rau má, lá khế…
Ví dụ như bạn sử dụng lá khế để trị ngứa do bị dị ứng thì có thể thực hiện như sau: Dùng một nắm lá khế, rửa sạch, đun sôi rồi dùng để tắm sẽ giúp giảm tính trạng ngứa ngáy hiệu quả, người bệnh dễ chịu hơn.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách giảm ngứa khi bị dị ứng ở nhà. Đây đều là những cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với triệu chứng dị ứng nhẹ và vừa. Còn với tình trạng dị ứng nặng thì bạn cần phải đi thăm khám và điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
>>>Xem thêm:
Nguyên nhân và các triệu chứng dị ứng thực phẩm
Khi nào cần điều trị dậy thì muộn? biện pháp điều trị
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!