Bệnh cường giáp và bệnh suy giáp là 2 căn bệnh vô cùng phổ biến của bệnh tuyến giáp. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về 2 căn bệnh trên nên gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ cách phân biệt bệnh cường giáp và suy giáp dưới bài viết sau đây.
Giới thiệu về bệnh tuyến giáp.
- Tuyến giáp có vị trí nằm giữa cổ họng. Nó có vai trò vô cùng quan trọng như: giúp điều hòa thân nhiệt của cơ thể ta; cơ quan vận hành và giúp trao đổi các chất ở các cơ quan khác.
- Tuyến giáp là những rối loạn gây ra tình trạng biến đổi đột ngột của các lượng hormon sản xuất. Khi lượng hormon lên cao thì gây ra bệnh cường giáp. Bên cạnh đó, lượng hormon mà giảm xuống quá độ thì sẽ gây suy giáp. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào phần phân biệt rõ hơn hai căn bệnh cường giáp và suy giáp nha.
Phân biệt về bệnh cường giáp và suy giáp
Về khái niệm:
- Bệnh cường giáp: Đây là tình trạng khi lượng hormon sản xuất ra quá mức thì được gọi là bệnh cường giáp. Bởi vì lượng hormon tăng lên đồng nghĩa với việc quá trình trao đổi chất cũng nhanh hơn, việc hoạt động cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ trở nên nhanh hơn mức bình thường.
- Bệnh suy giáp: Đây là tình trạng khi lượng hormon sản xuất ra quá thấp thì được gọi là suy giáp. Ngược lại hoàn toàn với bệnh cường giáp, bệnh suy giáp sẽ làm chậm đi tất cả mọi hoạt động như: sự điều hành lên não bộ bị chậm lại; hệ tiêu hóa cũng không làm được tốt chức năng của nó,..
Dấu hiệu của cường giáp và suy giáp
Bệnh cường giáp:
- Người bệnh sụt cân nhanh chóng, đột ngột. Người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn không lên cân.
- Nhịp tim sẽ nhanh hơn lúc bình thường ( trung bình của nhịp tim là 60 – 100 lần/ phút).
- Tâm trạng, cảm xúc cũng thay đổi thất thường, nhạy cảm hơn, hay nói nhiều, dễ nổi nóng, cáu gắt,..
- Người bệnh tuyến giáp cường sẽ đổ mồ hôi nhiều dù không vận động, thân nhiệt tăng cao.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ đi kèm mệt mỏi, khó ngủ.
- Đặc biệt, tóc sẽ mỏng và thưa đi nhiều.
Bệnh suy giáp:
- Ngược lại, người bị bệnh tuyến giáp suy giáp sẽ ngược lại với bệnh cường giáp. Họ ăn rất ít, thậm chí còn không ăn mà cân vẫn tăng nhanh chóng, khó kiểm soát.
- Nhịp tim sẽ chậm hơn lúc bình thường
- Đặc biệt tinh thần người bị bệnh tuyến giáp sẽ hay lo lắng, suy nghĩ, tâm trạng bất ổn.
- Khắp người lúc nào cũng cảm giác lạnh, thân nhiệt giảm hơn.
- Người bệnh sẽ lười vận động và ngủ nhiều hơn.
- Đặc biệt, da tóc và tóc sẽ mỏng và thưa.
Những triệu chứng bệnh cường giáp và suy giáp
Bệnh cường giáp:
- Mắt bệnh nhân sẽ lồi ra
- Người bệnh cảm thấy mắt hay khô
- Mặt hay bị đỏ hoặc sưng
- Mắt thường xuyên chảy nước mắt gây cảm giác khó chịu
- Khi nhìn vào ánh sáng, người mắc tuyến giáp sẽ nhìn mờ.
Bệnh suy giáp:
- Ăn không ngon và khó ngủ
- Luôn thấy trong người mệt mỏi, khó chịu
- Da của người bệnh tuyến giáp sẽ tán xanh và hay khô
- Đôi lúc, họ có thể thở gấp, khó thở
- Người bệnh suy giảm trí nhớ, khó nhớ lâu
Về điều trị của bệnh cường giáp và bệnh suy giáp
Bệnh cường giáp:
- Người bệnh tuyến giáp cường có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh: theo chỉ thị của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc nếu không sẽ rất nguy hiểm.
- Dùng các tia phóng xạ: Phương pháp điều trị này sẽ được sử dụng khi các bệnh nhân cường giáp chuyển biến nặng. Khi đó các tia phóng xạ sẽ làm cho các tế bào phá hủy, tiêu diệt tế bào đó.
Bệnh suy giáp:
- Đối với suy giáp thì chúng ta nên bổ sung các loại hormon.Bởi nó sẽ là phương pháp ổn định nhất giúp cơ thể và các hoạt động trở lại bình thường. Nhưng các bạn vẫn phải uống thuốc theo chỉ thị của bác sĩ.
- Mặc dù dùng các loại thuốc thì các bạn cũng nên chăm vận động cơ thể hơn để sức khỏe sẽ tốt nhất.
>>Xem thêm: Dấu hiệu tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?
Kết luận:
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phân biệt bệnh cường giáp và suy giáp. Hai căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn chính vì vậy các bạn không nên chủ quan và nên có những hiểu biết để điều trị kịp thời.
Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!