Tê bì chân tay là một tình trạng chân tay bị đau nhức mà xảy ra phổ biến mọi lứa tuổi từ trẻ cho tới già. Nếu để tình trạng tê bì chân tay kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt sau này. Để biết rõ hơn về đối tượng hay dễ bị mắc phải và cách phòng ngừa tê bì chân tay mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thế nào là tê bì chân tay?
Tình trạng chân tay có cảm giác bị rối loạn, đau nhức như kim châm, kiến cắn gây khó khăn trong việc hoạt động đi lại thì đó được gọi là tê bì chân tay.
Tê bì chân tay xuất hiện là do một trong hai yếu tố hoặc cả hai: tê bì chân tay do sinh lý và do bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tê bì chân tay:
- Nằm và ngồi sai tư thế: ngồi hoặc đứng tại một vị trí quá lâu, thói quen ngồi xổm, ngủ tư thế không chuẩn, lười vận động, bê vác các vật nặng… như thế sẽ làm cho dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê bì chân tay.
- Do sự thay đổi thời tiết đột ngột nhất là mùa đông.
- Do làm việc quá căng thẳng
Đối tượng thường gặp của bệnh tê bì chân tay là ai?
Tê bì chân tay xảy ra ở tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác hay giới tính nhưng tình trạng này thường gặp phải ở các đối tượng dưới đây:
- Phụ nữ sau sinh: tê bì chân tay xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau sinh có các biểu hiện tê buốt chân tay, các đầu ngón bị tê, châm chích thậm chí có thể bị chuột rút… Cơn đau có thể lan sang các bộ phận khác như: cơ đùi, mông, cẳng chân… Vì vậy các bà mẹ vừa mới sinh xong cần chú ý đến tình trạng này nếu không sẽ ảnh hưởng cho việc đi lại.
- Đối tượng là những người cao tuổi: do vấn đề tuổi tác đã cao xương bị lão hóa và các chức năng khác hoạt động kém dần theo thời gian nên hay bị tê bì chân tay.
- Đối tượng là những người lao động nặng nhọc, lái xe trong thời gian dài, nhân viên văn phòng hay tiếp xúc với máy tính nhiều đều dễ bị tê bì chân tay.
- Những người bị rối loạn chuyển hóa: lượng mỡ trong máu cao, đái tháo đường là những đối tượng hay gặp tình trạng tê bì chân tay. Ở những bệnh này do bị tổn thương vi mạch, sự cung cấp nuôi dưỡng các dây thần kinh là kém.
Cách phòng ngừa bệnh tê bì chân tay phổ biến.
Nếu bạn thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học thì bệnh tê bì chân tay sẽ được cải thiện rất nhiều và không bị gặp phải tình trạng này. Bạn có thể tham khảo một vài cách phòng tránh sau đây:
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin D, canxi…
- Khi làm việc văn phòng phải ngồi quá lâu thì nên đứng dậy đi lại quanh chỗ khoảng 5 đến 10 phút giúp máu lưu thông tốt vừa không bị tê chân tay vừa giúp bạn thoải mái đỡ bớt căng thẳng hơn trong công việc, những người lái xe đường dài nên dừng xe lại xuống đi lại. Làm như vậy tránh được tê bì chân tay.
- Hạn chế ngồi lâu một chỗ, lười vận động, nằm sai tư thế nên đứng lên hoạt động vài các bài tập nhẹ nhàng để không bị tê bì chân tay.
- Khi thời tiết thay đổi nhất và vào những ngày mùa đông bạn cần giữ ấm cơ thể.
- Bạn nên cân bằng các thời gian giữa việc ngủ và thời gian làm việc tránh tình trạng thiếu ngủ, ngủ đủ giấc và đúng thời gian không thức khuya quá.
- Rèn luyện thể thao, tập các bài yoga giúp bớt căng thẳng sau mỗi giờ làm việc, máu lưu thông tốt hơn như vậy sẽ giảm đi tình trạng bị tê bì chân tay.
- Tránh xa, hạn chế các nước uống có cồn, chất kích thích.
- Xoa bóp, massage cơ thể giúp cơ thể dễ chịu, thoải mái hơn.
>>>Xem thêm:
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã gửi đến cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh tê bì chân tay như đối tượng thường gặp và cách phòng tránh mà bạn cần biết. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhiều khi gặp phải tê bì chân tay và giảm thiểu tối đa tình trạng này nếu bạn áp dụng một cách khoa học về cách phòng tránh bệnh tê bì chân tay.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!