Ngày nay xã hội phát triển, công nghệ khoa học lên ngôi và đi kèm với chúng là số lượng trẻ em bị chậm nói ngày càng tăng cao. Nhiều phụ huynh lại cảm thấy chủ quan, 1 số khác lại lo lắng quá độ. Vì vậy, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ bị chậm nói dưới bài viết sau.
Trẻ chậm nói được hiểu như thế nào?
– Trẻ chậm nói được hiểu là lời nói của trẻ phát triển chậm hơn so với những bạn bè đồng trang lứa.
– Thành phần chính của lời nói chính là: Sự lưu loát, phát âm và giọng nói.
– Trẻ chậm nói vì chứng rối loạn lời nói khi phát ra âm thanh thành tiếng chỉ có điều người khác sẽ khó hiểu là trẻ đang muốn nói gì như: Trẻ hay nói ngọng, trẻ nói lắp, nói chưa rõ,..
– Đặc biệt, các bé bị chậm nói thường hay mặc cảm, tự ti, ít tiếp xúc với mọi người, không hay giao tiếp hoạt động cùng mọi người,…
=> Điều này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em cả về mặt tâm lý lẫn xã hội.
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là gì?
Ngày ngay số lượng trẻ bị chậm nói càng nhiều và điều này có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta không ngờ tới và hay chủ quan. Vì vậy, sau đây sẽ là 6 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ chậm nói:
Giác quan nghe kém khiến trẻ chậm nói:
- Nguyên nhân đầu tiên có lẽ là trẻ mắc các bệnh liên quan về thính lực như: viêm nhiễm tai mãn tính làm cho trẻ chậm nói. Đây cũng là việc giọng trẻ ngọng líu, nói không rõ,.. => Ngôn ngữ nói của các bé cũng ảnh hưởng sẽ nói chậm đi.
Khả năng hoạt động ở ngoài của trẻ bị hạn chế
- Đây cũng là 1 nguyên dân khiến trẻ chậm nói khá cao. Khi các bé không được giao lưu, hoạt động với môi trường bên ngoài do bố mẹ, phụ huynh sợ rằng nguy hiểm, luôn nhốt con trong nhà, không cho ra ngoài chơi với bạn bè, sợ này sợ nọ,… => Điều này làm các bé hạn chế khả năng hoàn toàn giao lưu với mọi người cũng như sẽ chậm nói lại.
Trẻ mắc các bệnh như tự kỷ, trầm cảm
- Bệnh tự kỷ là 1 căn bệnh rối loạn thần kinh ngay từ khi bé được sinh ra. Lưu ý: không phải bé nào chậm nói cũng mắc bệnh tự kỷ.
- Không chỉ vậy, đối với các bé tự kỷ thì việc chúng ta tiếp cận sẽ khó khăn hơn 1 chút nhưng ta không nên bỏ cuộc và cố gắng tìm ra những cách đơn giản nhất như tâm sự, gần gũi với các bé nhiều hơn,..
Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý
- Do hoàn cảnh gia đình chẳng hạn như: bố mẹ ly hôn từ sớm, hay cãi nhau lớn trước mặt trẻ; không hay tâm sự với bé; môi trường sống xung quanh không tốt,… => khiến trẻ chậm nói do các cú shock
Mẹ sinh các trẻ thiếu tháng
- Nguyên nhân này chưa được kiểm chứng chắc chắn nhưng khả năng cao cũng sẽ ảnh hưởng do sinh non dẫn đến hệ miễn dịch kém và chậm nói.
Ảnh hưởng từ công nghệ điện tử khiến trẻ chậm nói
- Theo số liệu thống kê của TS. Madigan, ĐH Calgary, Canada cho thấy có hơn 19.000 trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi mắc bệnh chậm nói do tiếp xúc quá nhiều với mạng, các loại có sóng điện tử như tivi, điện thoại, ipad, máy tính,…
- Đây cũng là các các gia đình thường sử dụng khi trẻ không chịu ăn, buồn chán không có gì chơi thì hầu hết hiện nay cha mẹ sẽ cho tiếp xúc với các thiết bị này.
- Và nếu trẻ tiếp xúc từ 1 tiếng – 2 tiếng/ ngày trở nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, nguy cơ trẻ chậm nói so với lứa tuổi sẽ rất cao.
Các dấu hiệu làm trẻ chậm nói?
Dấu hiệu làm trẻ chậm nói sẽ tùy theo độ tuổi mà phân chia các dấu hiệu khác nhau:
Trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi
- Khi có tiếng động mạnh khỏe không có phản ứng
- Khả năng phát ra gừ gừ của trẻ hoặc là những âm thanh khác sẽ bị hạn chế.
Trẻ lên 7 tháng tuổi
- Mặc dù lên 7 tháng tuổi nhưng trẻ vẫn không có phản ứng với những âm thanh hay tiếng động.
Khi trẻ bắt đầu lên 12 tháng tuổi
- Bé có xu hướng thu mình lại và hạn chế giao tiếp với người khác đặc biệt là cảm với gia đình.
- Các từ đơn giản như nói “ba, mẹ, ông, bà hoặc các chữ đánh vần “p” , “b” trẻ đều không nói.
- Các hành động đơn giản như: vẫy tay, lắc đầu nói không hay là những thứ mình muốn đều không hành động gì.
- Trẻ bình thường không có phản ứng khi khi có người gọi tên mình hoặc không có các hành động như: chào tạm biệt, vẫy tay,…
- Chúng ta có cảm giác như trẻ không quan tâm và hứng thú với cuộc sống xung quanh.
Trẻ từ 16 – 35 tháng tuổi
- Trẻ vẫn không có phản ứng gì với những lời nói của người khác
- Khi chỉ vào một đồ vật thì trẻ vẫn không có phản ứng nhiều lắm
- Trẻ vẫn chưa thể nói từ 6 từ ngữ trở lên
- Trẻ vẫn thường những hành động như chơi một mình, ngồi một mình, nói chuyện cùng với những đồ chơi xung quanh,…
Trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi
- Trẻ vẫn vẫn sử dụng được các câu đơn giản như: chào mẹ, chào bố, con đói hay là con muốn chơi cái này, cái kia,…
- Khả năng nói của trẻ còn yếu như trẻ hay nói ngọng, nói lắp thường xuyên và ít quan tâm đến những quyển sách, vở,..
- Trẻ cũng không quan tâm hay tương tác đến các bạn bè trong lớp lớp
- Trẻ chưa nhận biết được cái nào khác nhau và giống nhau.
- Đặc biệt, cảm xúc của trẻ vẫn chưa được bộc lộ rõ.
>>Xem thêm: Cao huyết áp ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
Kết luận:
Như vậy, bài viết trên kia đã giúp các bạn hiểu ra được những nguyên nhân và các dấu hiệu khiến trẻ chậm nói. Từ đó, phụ huynh, đặc biệt là bố mẹ không nên chủ quan với các dấu hiệu của trẻ chậm nói để phát hiện kịp thời tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!