Ngày nay, các vấn đề về sức khỏe luôn là nỗi lo của mỗi người, và trong đó có các bệnh về tim mạch cũng luôn khiến mọi người quan tâm, bởi nó xảy ra trên nhiều loại đối tượng. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về một trong số những căn bệnh về tim mạch đó là bệnh cơ tim phì đại, để từ đó ta có thể hiểu hơn về bệnh này cũng như thấy được biểu hiện và đối tượng thường gặp của bệnh để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
Thế nào là căn bệnh cơ tim phì đại?
Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng khi cơ tim bị rối loạn, khiến cho tim giảm khả năng co bóp và lưu thông máu, điều này ảnh hưởng tới nhịp tim, gây rối loạn nhịp tim. Khi mắc bệnh thì các sợi cơ tim sẽ phát triển bất thường làm thành tim dày lên, nhất là vùng khoang bơm máu chính (tâm thất trái), còn khoang bên trong tâm thất trái bị thu nhỏ lại, tim lúc đó không thể dãn ra giữa các nhịp đập khiến tâm thất bơm máu ra khỏi tim ít hơn số lượng định mức. Điều này gây ra các biểu hiện như đau thắt ngực, khó thở, nguy cơ dẫn đến đột tử cho người bệnh.
Bệnh cơ tim phì đại cũng là một bệnh di truyền do đột biến gen. Các bệnh nhân được xác định mắc bệnh do đột biến gen mã hóa các protein của cấu trúc sarcomere như vậy lên tới khoảng 60% và 40% sẽ do các loại đột biến gen khác.
Biểu hiện và các triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại
Các triệu chứng này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Đối tượng chính của bệnh cơ tim phì đại là những người trẻ tuổi hoặc vận động viên thể thao. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm ì nó thường không có triệu chứng rõ ràng, Người mắc bệnh có thể sống cuộc sống như những người bình thường, tuy nhiên triệu chứng đầu tiên và cũng là cuối cùng của căn bệnh này là đột tử. Một số triệu chứng của căn bệnh này thường dễ bị hàm lẫn với các bệnh lý khác.
Một số triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại thường gặp phải như:
- Khó thở, thở gấp và ngắn trong lúc đi bộ hoặc khi gắng sức.
- Ngất xỉu sau khi tập thể dục, đau tức ngực
- Nhịp tim không ổn định nhanh chóng bất thường
- Cảm giác rung ở ngực (đánh trống ngực)
Tuy nhiên một số người bệnh sẽ không có những triệu chứng trên. Người mắc bệnh có thể gặp các triệu chứng khác và hiện nay đa số những người mắc bệnh cơ tim phì đại chỉ phát hiện ra khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Các xét nghiệm chẩn đoán căn bệnh cơ tim phì đại bao gồm:
- Kiểm tra tình trạng tim để phát hiện ra những âm thanh bất thường hoặc âm thổi ở trong tim.
- Điện tâm đồ, chụp Xquang, thông tim để đo áp lực máu ở trong buồng tim.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và bao gồm cả trẻ em. Bệnh này có thể gây đột tử ở cả trẻ em và người lớn. Hiện nay, đa số người mắc bệnh cơ tim phì đại là do di truyền. Có 50% con cái của những người mắc bệnh cơ tim phì đại sẽ có nguy cơ mắc bệnh này. Nếu bố mẹ hay anh em ruột của bạn mức phải căn bệnh này thì bạn nên đi khám để phát hiện, trao đổi với bác sĩ để điều trị và xử lý kịp thời.
Đối tượng thường gặp của bệnh cơ tim phì đại
Đối tượng thường mắc bệnh cơ tim phì đại nhất là người trẻ tuổi từ dưới 35 tuổi hoặc các vận động viên. Tuy vậy, nhưng bệnh này vẫn xuất hiện ở người lớn tuổi, và hiếm gặp đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối với trẻ em thì bệnh này thường không xác định được nguyên nhân.
Biến chứng của căn bệnh cơ tim phì đại nguy hiểm như thế nào?
Bệnh cơ tim phì đại nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách thi bệnh nhân có thể đối mặt với các loại biến chứng nguy hiểm như:
– Rối loạn nhịp tim
– Thiếu máu cơ tim
– Hở van 2 lá
– Giãn cơ tim
– Suy tim
Điều trị bệnh cơ tim phì đại
Việc điều trị bệnh cơ tim phì đại thì chủ yếu điều trị làm giảm nhẹ các triệu chứng và biến chứng của bệnh bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống hàng ngày:
Đối với điều trị bệnh cơ tim phì đại bằng thuốc thì:
– Thuốc chẹn beta giúp bảo tồn được cơ tim và làm giảm nhịp tim tăng nhanh
– Thuốc chẹn kênh canxi giúp tăng sức co bóp, kéo dài thời gian thời kỳ tâm trương, và là thuốc chống rối loạn nhịp tim.
Thay đổi lối sống sinh hoạt:
– Hạn chế tham gia các hoạt động gắng sức,hạn chế tham gia các môn thể thao vận động mạnh như chạy, bóng rổ, bóng đá, cầu lông, tennis,…
– Luôn theo dõi và tái khám định kỳ theo lịch hẹn mà bác sĩ đưa ra để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
– Người bệnh phải dùng thuốc và có chế độ dinh dưỡng theo sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
Xem thêm:
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về những biểu hiện và triệu chứng cũng như các đối tượng dễ mắc phải căn bệnh cơ tim phì đại. Khi chúng ta xuất hiện những biểu hiện trên, các bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra để xác định được cụ thể tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra căn bệnh cơ tim phì đại và có phương án điều trị thích hợp.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!