Tiểu đường hay còn được gọi là đái đường, đái tháo đường. Đây là một căn bệnh chuyển hóa mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một phần hoặc toàn phần chất insulin ở trong máu. Đây là bệnh rất phổ biến hiện nay, nó chiếm từ 60 đến 70 % tổng số ca mắc bệnh nội tiếp. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Vậy bạn có biết bệnh tiểu đường là gì? Có những biểu hiện và biến chứng như thế nào? Và biện pháp điều trị tiểu đường ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Các dạng của đái tháo đường
Đái tháo đường có hai dạng chính, đó là đái tháo đường type 1 và type 2
Đái tháo đường type 1 là gì?
Đái tháo đường type 1 thường gặp ở những người trẻ. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân chủ yếu là do tế bào beta không tổng hợp hoặc không tiết đủ insulin, khi đó insulin lưu hành trong máu thấp, nên không điều hòa được lượng đường ở trong máu. Đái tháo đường type một thường đến đột ngột, là thẻ bệnh nặng, diễn biến cấp tính.
Đái tháo đường type 2 là gì
Đái tháo đường type hai không phụ thuộc vào insulin. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, những người béo và nữ giới mắc nhiều hơn. Đây là tình trạng tuyến tụy có thể tiết ra được lượng insulin như người bình thường. Tuy nhiên, nó lại giảm hay không có tác dụng để điều hòa lượng đường trong máu. Điều này là do có kháng thể kháng insulin hoặc receptor Tiếp nhận insulin trên màng tế bào bị hỏng. Đái tháo đường type hai phổ biến hơn khi nó chiếm tới 90 % tổng số ca mắc.
Các triệu chứng và biến chứng của đái tháo đường?
Dù lắm mắc đái tháo đường ở dạng nào thì bệnh nhân cũng có những triệu chứng như: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân nhanh. Ngoài ra, người bệnh còn có một số biểu hiện như khô miệng, khô da, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhức Đầu, mất ngủ, với nữ giới thì gây rối loạn kinh nguyệt… nếu như người bệnh không phát hiện sớm và điều trị thì có thể gây nên những biến chứng nặng và phức tạp hơn.
một số biến chứng của bệnh đái tháo đường:
Biến chứng mạch máu:
Tổn thương mạch máu vàng gây xơ vữa động mạch. Việc tổn thương mạch máu có thể gây nhồi máu cơ tim, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người đái tháo đường là rất cao, gây co thắt, hẹp các động mạch chủ trì và dẫn đến tắc mạch gây hoại tử. Tổn thương mạch máu còn có thể gây rối loạn chức năng của một số bộ phận như thật, võng mạc mắt, tiết niệu, nếu như không được điều trị thì có thể gây mù lòa, suy thận.
Biến chứng về tiêu hóa:
Tình trạng viêm quanh răng, viêm dạ dày, rối loạn chức năng gan.
Biến chứng về não:
Gây tắc mạch máu não, nhũn não hoặc là xuất huyết não.
Biến chứng hô hấp:
Gây viêm phổi, viêm phế quản bội nhiễm vi khuẩn
Biến chứng thận và đường tiết niệu:
Rối loạn chức năng thận, bàng quang mà điển hình chính là suy thận và viêm bể thận cấp tính.
Biến chứng thần kinh:
Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, kiến bò tại đầu chi, đau răng, teo cơ…
Biến chứng ở mắt:
Tổn thương võng mạc mắt làm suy giảm thị lực. Đây chính là biểu hiện điển hình và hay gặp nhất ở người bệnh tiểu đường.
Biến chứng ở da:
Ngứa, mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân vàng, u màu vàng gây ngứa ở bàn tay, bàn chay, mông, viêm mủ da.
Biện pháp điều trị tiểu đường như thế nào?
Tiểu đường là bệnh mạn tính và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy mà người bệnh cần phải hết sức bình tỉnh, sau đó sắp xếp lại lối sống sinh hoạt của mình. Từ chế độ ăn uống, cahs sống sao để phù hợp với tình trạng bệnh của từng người. Bệnh nhân đái tháo đường nên sống năng động, tích cực, thường xuyên tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình.
Bản chất của đái tháo đường chính là rối loạn chuyển hóa, chính vì thế mà người bệnh cần phải có chế độ ăn uống sao cho phù hợp với tỷ lệ các chất dinh dưỡng theo đúng phác đồ điều trị. Kiêng đường tự nhiên, hạn chế các thức ăn ngọt. Bỏ thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
Nếu như áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thể kiểm soát được lượng đường trong máu thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm glucose. Có khá nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
>>Xem thêm: Khi nào nên khám bàn chân tiều đường? lưu ý biến chứng bàn chân tiều đường
Lời kết
Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bệnh tiểu đường cũng như các biện pháp điều trị tiểu đường. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị tiểu đường.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!