Tăng đường huyết gây ra các triệu chứng như đi tiểu tăng lên, mệt mỏi và khát khi lượng đường trong máu (glucose) nâng lên đáng kể. Khi Lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây nói về Tăng đường huyết – Nguyên nhân đường huyết không ổn định, tham khảo với chúng tôi để có cho mình những thông minh hữu ích
Đường huyết tăng được hiểu như thế nào?
Đường huyết tăng là hiện tượng bị thừa nhiều đường(Glucose) trong máu và tại các mô của cơ thể. Điều đó xảy ra khi cơ thể có quá ít insulin hoặc lượng insulin trong cơ thể không thể sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến quá trình bài tiết không đủ để có thể giải quyết lượng đường trong máu và làm đường huyết tăng
Bệnh tăng đường huyết rất hay gặp ở những người bị mắc tiểu đường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Các yếu tố khiến đường huyết tăng nhanh có thể là do thực phẩm hằng ngày được lựa chọn chưa đúng , các hoạt động thể chất, một số bệnh, các thuốc không trị tiểu đường, bỏ qua hoặc không uống các thuốc hạ đường huyết.
Khi đói chỉ số đường huyết có thể tăng lên >=1,26g/l còn sau khi ăn đường huyết lên >=2g/l được gọi là đường huyết tăng sau khi ăn. Tăng đường huyết không có khả năng gây ra các triệu chứng cho đến khi giá trị glucose tăng lên trên10 đến 11,1 milimol mỗi lít (mmol/L), hoặc t 180 đến 200 miligam trên decilit (mg/dL)
Triệu chứng tăng đường huyết áp
Các triệu chứng khi tăng đường huyết kéo phát triển chậm trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường ở trong máu càng lâu thì mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ trở nên nguy hiểm hơn.
Các triệu chứng phổ biến thường gặp nhất là: Khát nước, xuất hiện các cơn đau nhức đầu kéo dài, khó tập trung, thị lực bị giảm, tiểu tiện thường xuyên, mệt mỏi (yếu cơ, cảm giác mệt mỏi). Nếu không được điều trị sớm tình trạng tăng đường huyết có thể gây ra các axit độc hại (xeton) tích tụ trong máu và nước tiểu và gặp các triệu chứng như: Hơi thở có mùi trái cây, đau bụng, buồn nôn và ói mửa, khó thở, khô miệng, cơ thể trở nên yếu đuối và gặp các triệu chứng về tâm lý gây hoang mang, lo lắng và dẫn tới hôn mê. Liên hệ ngay với bác sĩ hay cơ sở y tế gần nhất nếu gặp những dấu hiệu sau của tăng đường huyết: Bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa thường xuyên, nhưng vẫn có thể ăn uống,đường trong máu cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù bạn đã dùng thuốc tiểu đường, gặp những khó khăn trong quá trình kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép, bị sốt kéo dài trong nhiều giờ liền.
Đây chỉ là những triệu chứng thường gặp nếu bạn gặp những triệu chứng đường huyết áp khác không được đề cập và thắc mắc về các dấu hiệu khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Không những ở người mắc chứng tiểu đường, tăng đường huyết vẫn có thể xảy ra với những người bị chứng tiền tiểu đường cũng có thể mắc bệnh. Vì thế không thể chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng trên ngay lập tức
Các nguyên nhân làm cho đường huyết không ổn định
Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Việc sinh hoạt, ăn ngủ, nghĩ ngơi hằng ngày có thể ảnh hưởng đến đường huyết không ổn định nếu ăn, ngủ, nghĩ không đúng giờ trong thời gian dài có thể khiến nguy cơ đường huyết tăng.
Thiếu ngủ khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, khiến cơ thể trở nên stress làm cho độ nhạy của insulin bị giảm đi đáng kể. Các hormon như cortisol và epinephrine được tiết ra nhiều hơn để điều hòa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Những yếu tố đó cùng tác động làm cho đường huyết tăng cao
Thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong máu giảm đi, dẫn tới thèm đồ ngọt. Khi bạn nạp đồ ngọt quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, đồng thời tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường.
Ăn uống không hợp lý
Đây là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng đường huyết trở nên không ổn định: Uống không đủ 1,5 lít nước mỗi ngày và tình trạng đi tiểu tiện thường xuyên làm cho cơ thể bị thiếu nước, khi đó máu sẽ trở nên cô đặc làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Lạm dụng caffeine
Tâm lý không ổn định
Các chất làm đường huyết tăng lên nếu bạn bị áp lực, stress trong thời gian dài
>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh võng mạc tiểu đường
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Tăng đường huyết – Nguyên nhân đường huyết không ổn định hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!