Tiểu đường là căn bệnh phổ biến và có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như suy thận, đột quỵ, bệnh lý võng mạc… Và tiểu đường cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương cùng một số bệnh lý về xương khớp ở người cao tuổi. Vậy bạn có biết đái tháo đường và loãng xương có những mối liên hệ nào với nhau như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lưu ý loãng xương ở người tiểu đường trong bài viết dưới đây.
Đái tháo đường và tình trạng loãng xương
Đái tháo đường là một bệnh lý về chuyển hóa, đặc trưng là lượng đường huyết tăng do sự khiếm khuyết trong việc tiết insulin, kháng insulin hoặc là cả hai.
Việc tăng đường huyết của người bị bệnh đái tháo đường gây ra nhiều rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Đây là một bệnh lý rất phổ biến trên thế giới hiện nay.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì trên toàn cầu có đến 415 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh đái tháo đường. Và theo dự đoán thì đến năm 203 năm con số này sẽ lên tới 592 triệu và sẽ tăng tới 640 triệu người vào năm 2040. Và cứ sau mỗi 6s lại có một người chết vì bệnh đường huyết.
Ngoài các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như chúng ta đã biết thì tiểu đường còn gây những biến đổi không nhỏ đến hệ xương. Với nhiều cơ chế tác động khác nhau, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khung xương của con người. Đặc biệt, những tổn thương này lại diễn ra âm thầm nên khó mà phát hiện. Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và loãng xương đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Mối liên hệ giữa loãng xương và tiểu đường
Cả hai dạng đái tháo đường đều có những tác động đến bệnh loãng xương. Đặc trưng của chúng là những thay đổi về cấu trúc làm giảm chất lượng của xương. Từ đó tăng nguy cơ gãy xương cho người bệnh.
Với đái tháo đường type 2 sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy xương hông ở nam giới lên gấp 2.8 lần và ở phụ nữ là 2.1 lần. Kết quả này trùng khớp giữa các nghiên cứu ở Hoa Kỳ và châu âu. Đặc biệt, với những người bị đái tháo đường type 1 thì nguy cơ này tăng lên 6,3 lần. Từ các nghiên cứu này, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc phòng ngừa gãy xương ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm soát tốt đường huyết
Khi kiểm soát tiểu đường kém thì mức đường huyết sẽ tăng cao. Và sau nhiều năm mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ gãy xương sẽ tăng cao. Để kiểm soát đường huyết thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như chế độ ăn uống, tập luyện thể dục, dùng thuốc.
Theo một nghiên cứu khảo sát về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ bị gãy xương theo thời gian được theo dõi trong 20 năm. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy:
Những người có chỉ số HbA1c>8% sẽ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn 63 % so với người có chỉ số HbA1c<8%. Với bệnh nhân bị đái tháo đường type hai khi có chỉ số HbA1c>7.5% sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn 62 % so với những người có chỉ số kiểm soát đường huyết nhỏ hơn 7,5 %.
Vừa những người bị bệnh đái tháo đường type một thì nguy cơ bị gãy xương sẽ tăng cao khi chỉ số kiểm soát đường huyết cao. Nếu như chỉ số Kiểm soát đường huyết tăng thêm 1 % thì nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên thêm 5 % ở nam giới và 11 % ở nữ giới.
Lưu ý loãng xương ở người tiểu đường
Khi hạ đường huyết có thể khiến bệnh nhân bị té ngã. Và việc này sẽ khiến người bị đái tháo đường dễ bị gãy xương. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị loãng xương, các bác sĩ luôn lưu ý đến nguy cơ té ngã của bệnh nhân đái tháo đường trong các trường hợp:
- Người bị đái tháo đường hạ đường huyết do dùng thuốc
- Tiểu đêm nhiều lần
- Thị lực kém do ảnh hưởng của đái tháo đường
- Việc giữ thăng bằng kém do các bệnh lý về thần kinh, loét chân,
- Giới hạn vận động của các khớp do bệnh lý của xương, khớp
>>Xem thêm: Tìm hiểu loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Lời kết
Qua bài viết, chúng ta có thể thấy được bệnh loãng xương và tiểu đường sẽ có những sự liên quan nhất định với nhau. Hy vọng với những lưu ý loãng xương ở người tiểu đường trên đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho mình và những người thân được tốt hơn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!