Tình trạng viêm ở các mạch máu và các tiểu cầu ở thận được gọi là viêm cầu thận. Chức năng của thận là lọc máu tạo ra nước tiểu, điều chỉnh chất điện giải, duy trì ổn định cho huyết áp, bài tiết chất thải, giúp tạo máu. Khi cầu thận bị tổn thương các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, màu nước tiểu, thiếu máu,…có thể sẽ xuất hiện. Bệnh sẽ dẫn tới suy thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và cả tính mạng của người bệnh.
Chế độ ăn là một điều rất quan trọng đối với người bệnh viêm cầu thận, thay đổi chế độ ăn là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, việc nắm được những thông tin quan trọng về bệnh sẽ giúp chúng ta trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu người mắc viêm cầu thận không nên sử dụng những loại thực phẩm gì nhé.
Bị viêm cầu thận cần kiêng những loại thực phẩm nào?
Lập kế hoạch ăn uống hợp lí là một điều khá khó khăn nhưng sức khỏe tổng thể sẽ được cải thiện đáng kể và các triệu chứng khó chịu sẽ giảm nếu tuân thủ theo kế hoạch ăn uống một cách đều đặn trong thời gian dài. Bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra những lời khuyên cho bệnh nhân mắc viêm cầu thận như:
Hạn chế thực phẩm giàu protein:
Nephron là đơn vị hoạt động của thận có nguy cơ bị hỏng nếu dung nạp quá nhiều protein gây suy thận. Lượng protein người bệnh có thể sử dụng khoảng từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào tình trạng của thận. Cần trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra chế độ ăn phù hợp nhất.
Chỉ nên nạp vào cơ thể 1 gram trên 1 kg trên ngày. Con số này có thể thay đổi khi sức khỏe người bệnh đã ổn định hơn.
Hạn chế sử dụng natri:
Sử dụng quá nhiều natri có thể khiến giữ muối và tăng ứ nước, khiến người bệnh sưng phù và tăng huyết áp. Chất béo cao trong máu sẽ tăng do thận bị rối loạn chức năng, vì vậy giảm tiêu thụ chất béo có thể giúp người bệnh giảm thiểu các biến chứng bệnh tim mạch.
Giới hạn lượng natri nạp vào cơ thể: bữa ăn chính không nên > 400 mg và bữa ăn nhẹ không nên > 150mg. Cần chú ý vào thành phần của các loại thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
Hạn chế trứng:
đậu phộng, bơ, dầu ô liu, cá hồi, đậu nành, dầu cá là các nguồn chất béo không bão hòa nên sử dụng. Không nên sử dụng chất béo từ động vật. Trứng và các thực phẩm giàu cholesterol khác cần được hạn chế
Hạn chế phốt pho:
Lượng phốt pho trong máu sẽ tăng lên khi chức năng thận suy yếu có thể dẫn đến bệnh xương và tim. Một số sản phẩm sữa như kem, sữa chua, đậu, bơ đậu phộng, đậu Hà Lan, các loại hạt chứa nhiều phốt pho nên cần được hạn chế. Các chất phụ gia cũng chứa nhiều phốt pho nhằm bảo quản thực phẩm, tăng cường hương vị và tăng thời gian sử dụng.
Giảm kali:
Sử dụng kali quá mức do bệnh thận sẽ gây ảnh hưởng tới nhịp tim và gây nguy hiểm cho người bệnh. Cần giảm kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải có trong máu. Khoai tây, cam, cà chua, bí, chuối, rau đậu,… là những loại thực phẩm chứa nhiều kali.
Nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài hàng sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí và đảm bảo được lượng muối chúng ta nạp vào cơ thể qua thức ăn. Nếu vẫn muốn ăn ngoài hàng thì cần chọn những nơi có thể tăng giảm độ mặn tùy ý, ưu tiên chọn những món dưới 400mg muối, sử dụng ít gia vị và phải chú ý đến thành phần của những món ăn đó.
Một số thực phẩm mà người mắc viêm cầu thận không nên sử dụng:
- Phô mai đã qua xử lí, chế biến.
- Thịt có chứa nhiều natri như thịt xông khói, lạp xưởng, jambon, xúc xích, giò, chả, pate,…
- Một số loại thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp
- Rau củ lên men như dưa muối, bắp cải, cà muối,…
- Bỏng ngô, khoai tây chiên với muối, các loại hạt,…
- Bánh mì mặn chứa nhiều muối
- Các loại gia vị như: Mỳ chính, nước mắm, muối, hạt nêm, bột canh, gia vị có chứa muối…
- Các loại cây thuốc, lá thuốc, rễ cây,… khiến thận bị quá tải.
- Óc, lòng, tim, gan, phèo, phổi… những loại nội tạng chứa nhiều cholesterol
Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!