Sỏi thận là bệnh lý xuất hiện phổ biến, đặc biệt là ở nam giới và không có giới hạn về độ tuổi mắc bệnh. Căn bệnh phát triển nhanh và có khả năng gây nên nhiều biến chứng khôn lường nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết về biến chứng và cách phòng ngừa của bệnh sỏi thận sau đây sẽ giúp bạn có thêm được những thông tin bổ ích
Những biến chứng của căn bệnh sỏi thận
Căn bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì sẽ gặp phải những biến chứng sau đây:
Bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Sỏi thận, lượng khoáng chất và những chất cặn bã không được đào thải hoàn toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển một cách mạnh mẽ bên trong đường tiết niệu. Khi đó người mắc bệnh sỏi thận sẽ có những dấu hiệu như tiểu ra máu, tiểu dắt, đau lưng dữ dội và đôi khi là kèm theo triệu chứng sốt cao. Ngoài ra khi sỏi thận cọ sát với đường tiết niệu sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu và gây phù nề
Tình trạng trên nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chữa bệnh sau này của người bệnh. Khi tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu được khắc phục thì người bệnh mới có thể điều trị bệnh sỏi thận một cách triệt để
Bị tắc đường tiểu
Khi những viên sỏi được hình thành trong bồn thận, đài thận và bọng đái chúng sẽ có khả năng di chuyển nhanh vào niệu đạo và niệu quản dẫn tới hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu nghiêm trọng. Trong thời gian đó hệ niệu đạo sẽ hoạt động một cách liên tục, co bóp nhiều hơn và co bóp mạnh để đẩy hết lượng sạn thận ra khỏi vị trí đang tắc nghẽn. Điều đó khiến người bệnh luôn có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn tại vị trí giữa xương sườn và sau đó cơn đau lan dần xuống dưới háng
Bên cạnh đó, nếu đường nước tiểu bị tắc, lượng nước tiểu, chất khoáng và những chất gây hại không thể thoát ra ngoài sẽ khiến niệu quản và hai quả thận bị ứ nước gây tắc đái.
Suy thận
Nếu những viên sỏi thận phát triển mạnh và làm tắc đường tiểu của cả hai quả thận thì người bệnh sẽ không còn khả năng làm trống bàng quang và bị mất tiểu hoàn toàn. Tình trạng này nếu xảy ra lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng xơ hóa đường tiểu và đồng thời tác động, làm giảm khả năng co bóp đường tiểu tạo nên các lỗ rò rỉ ở niệu quản, bàng quang gây ra suy thận mãn tính. Trong trường hợp những bộ phận này bị hủy hoại 50% thì bệnh nhân có thể vẫn sẽ sống bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng hủy hoại lên đến 75% số đơn vị thận thì bạn sẽ bị suy thận. Khi đó, để có thể duy trì sự sống, người bệnh cần nhanh chóng chạy thận hoặc ghép thận thì mới chữa khỏi được
Vỡ thận
Tình trạng vỡ thận xảy ra khi bệnh sỏi thận ngăn chặn không cho nước tiểu thoát ra ngoài và gây ra tình trạng ứ đọng tại thận một lượng lớn nước tiểu, trong khi vách ngăn của thận lại mỏng . Bên cạnh đó khi các đài thận bị căng nước tiểu sẽ tác động gây căng thẳng. Tình trạng đó gây nên những cơn đau dữ dội.
Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận
Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày và không uống quá nhiều nước.
Bởi việc uống quá nhiều nước trong ngày sẽ khiến các tế bào cơ quan trong cơ thể bị phù nề do tình trạng bị thừa nước. Nếu uống quá ít nước sẽ gây nên tình trạng thiếu nước dẫn tới sỏi thận
Không ăn mặn:
việc giảm lượng muối ăn hàng ngày sẽ làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu. Điều này giúp phòng ngừa việc mắc bệnh sỏi thận
Hạn chế sử dụng caffein:
những loại thức uống chứa nhiều caffein như trà, nước ngọt, cà phê…sẽ làm mất nước trong cơ thể và đó là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên sỏi thận
Kiêng thực phẩm chứa canxi
Nếu bạn đang trong tình trạng sỏi canxi thì không nên kiêng hoàn toàn các thực phẩm chứa canxi mà thay vào đó bạn nên dùng chúng ở một mức độ vừa phải. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng thiếu hụt lượng canxi
Không dùng vitamin C liều cao:
bạn không nên dùng vitamin c với liều lượng cao trong một thời gian dài. Đồng thời bạn cũng không nên sử dụng chúng tùy tiện mà phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ
Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ:
việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và tìm ra cách xử lý phù hợp và không gây ra biến chứng
Sỏi thận là một căn bệnh nguy hiểm và nó có khả năng gây ra nhiều biến chứng nếu người mắc bệnh không phát hiện sớm và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chính vì vậy việc thăm khám thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế được tình trạng này.
Xem thêm:
- Bệnh sỏi thận nên kiêng gì? ăn gì?
- Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn đầu và cách phòng ngừa"}" data-sheets-userformat="{"2":12733,"3":{"1":0},"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":{"1":2,"2":0}},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":{"1":2,"2":0}},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":{"1":2,"2":0}},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":{"1":2,"2":0}},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"11":4,"15":""Times New Roman"","16":12}">Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn đầu và cách phòng ngừa
Kết luận:
Bài viết trên là những thông tin về vấn đề “ Bị sỏi thận có gây biến chứng không? cách phòng ngừa”. Tuy nhiên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo về bệnh sỏi thận. Bạn nên đến bệnh viện để có thể có lời khuyên và cách điều trị chính xác nhất
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!