Máy đo nồng độ oxy máu có những loại nào? Cách sử dụng ra sao?

Trước đây, chúng ta để đảm bảo sức khỏe sẽ thường lui tới các bệnh viện, phòng khám để khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch covid 19 việc đi lại trở nên hạn chế. Vậy nên người dân đang càng ngày để tâm tới việc nên chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà. Để làm được như vậy, chúng ta cần tới các thiết bị y tế cần thiết để tự phục vụ cho chính bản thân và gia đình mình. Và máy đo nồng độ oxy máu là một trong số đó. Bài viết sẽ giới thiệu tới các bạn thông tin cơ bản về thiết bị này.

Định nghĩa máy đo nồng độ oxy trong máu 

Máy đo nồng độ oxy máu
Máy đo nồng độ oxy là gì?

Máy đo nồng độ oxy máu là thiết bị y tế hiện tại dùng để đo sự bão hòa Oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim, giúp các bạn phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của cơ thể, để từ đó nhanh chóng có giải pháp kịp thời cứu chữa, tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Các loại máy đo nồng độ oxy máu

Hiện nay trên thị trường, các loại máy đo nồng độ oxy rất đa dạng với đủ loại màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Về cơ bản, nếu dựa trên cấu tạo và thiết kế, chúng ta có thể chia làm 2 loại: Máy đo nồng oxy cầm tay và Máy đo nồng độ oxy để bàn.

Máy đo nồng độ oxy máu cầm tay

Với thiết kế nhỏ, gọn dễ sử dụng, dễ dàng bỏ túi, loại máy được rất nhiều các gia đình ưa chuộng mang theo trong các chuyến du lịch đi chơi xa, hay mang theo đi làm để tiện theo dõi. Và chắc chắn, việc sử dụng tại gia cũng không ngoại lệ. Chúng ta có thể lưu ý đến một số loại máy đo nồng độ oxy như Jumper SpO2 JPD-500D,  SpO2 TD8255 Bluetooth, Yuwell YX301, SpO2 iMediCare iOM-A6,…

Máy đo nồng độ oxy máu để bàn: 

So với máy cầm tay, thì thiết bị này “cồng kềnh” hơn một chút. Vì vậy, loại này các gia đình hay cá nhân hiếm sử dụng. Những chiếc máy để bàn này thường thích hợp các môi trường chuyên nghiệp như bệnh viện hoặc phòng khám.

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy máu tại nhà

Máy đo nồng độ oxy máu
Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy tại nhà 

Khi theo dõi F0 tại nhà, sử dụng máy đo nồng độ oxy là rất cần thiết để thông báo các chỉ số cần thiết cho các cơ sở y tế nếu thấy tình trạng bất thường xảy ra. Để nhận được kết quả chính xác, chúng ta cần làm các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra máy đo nồng độ oxy máu. Nhấn bật nút nguồn khởi động máy và chúng ta cần đảm bảo máy phải còn pin, màn hình không bị mờ thì mới có thể đưa ra các chỉ số một cách chính xác nhất.

Bước 2: Mở kẹp và đồng thời cho ngón tay vào giữa, đảm bảo đầu ngón tay phải chạm tới điểm cuối của máy và nằm gọn gàng, khít với khuôn mẫu ngón tay, không đặt lệch sang trái hoặc sang phải. Lưu ý: Cần vệ sinh móng tay sao cho gọn gàng, sạch sẽ, không để móng tay quá dài và đặc biệt không nên sơn móng tay.

Bước 3: Tay đặt lên bàn, thả lỏng tay thoải mái, không cử động tay trong khi đo. Sau khoảng 5-10 giây, kết quả sẽ hiện trên màn hình.

Bước 4: Sau khi đo xong, rút tay ra và máy sẽ tự động ngắt.

Lưu ý cách đọc thông số trên máy đo nồng độ oxy máu

Máy đo nồng độ oxy máu
Lưu ý cách đọc thông số trên máy

Nồng độ oxy máu sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%. Nếu dưới 94% bạn nên liên hệ với nhân viên y tế kịp thời để được hướng dẫn.

Ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR thì nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số. Đơn vị đo: lần/phút. Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc đang nghỉ ngơi).

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích bạn nên biết về máy đo nồng độ oxy để luôn chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe cho người nhà và cho chính bản thân các bạn. Mong rằng các mọi người cố gắng giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ chất để tăng sức đề kháng, chống lại dịch bệnh. 

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status