Số lượng người mắc bệnh covid-19 ngày càng tăng nhanh, số lượng người sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu cũng vì thế mà tăng cao. Vậy chỉ số đo SpO2 là gì? Chỉ số đo SpO2 bình thường là bao nhiêu? Và những lưu ý khi đo là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ cho các bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Khái niệm về chỉ số SpO2
Saturation of peripheral oxygen được viết tắt là SpO2. Đây là chỉ số thể hiện độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi hay còn gọi là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Trong các tế bào hồng cầu, chúng ta sẽ tìm thấy hemoglobin – một loại protein quyết định màu đỏ của hồng cầu.
Chỉ số đo SpO2 có thể được đo theo một phương pháp gián tiếp, không đưa các dụng vào bên trong cơ thể con người, hay còn gọi là phép đo xung. Nguyên lý hoạt động của nó là phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Bởi vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máy nên kết quả đo SpO2 được thể hiện qua sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua ngón chân, ngón tay hoặc dái tai.
Chỉ số đo SpO2 bình thường là bao nhiêu?
Giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động trong khoảng 95% đến 100%.
Ví dụ, nếu máy đo hiển thị kết quả 98% thì chứng tỏ rằng mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 98% oxygenated và 2% không oxy hóa hemoglobin
Nếu chỉ số đo SpO2 tốt thì sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu chỉ số hiển thị nồng độ oxy máu Sp02 dưới 95%, điều này có nghĩa là oxy hóa máu kém hay còn gọi là tình trạng thiếu oxy.
Tiêu chuẩn của chỉ số SpO2:
- SpO2 trong khoảng 97 – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
- SpO2 trong khoảng 94 – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
- SpO2 trong khoảng 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị
- SpO2 nhỏ hơn 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng
- SpO2 nhỏ hơn 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Với trẻ sơ sinh, chỉ số đo SpO2 an toàn tương tự như của người lớn, đó là trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 hiển thị dưới mức cho phép thì cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời
Nhân tố gây ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2
Chỉ số SpO2 được hiển thị sẽ không hoàn toàn chính xác mà bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Độ sai lệch của máy đo (± 2%);
- Hemoglobin bất thường
- Người bệnh di chuyển ngón tay hoặc bàn tay khi đo
- Huyết áp thấp, cơ thể bị lạnh
- Ánh sáng trong phòng gây nhiễu khi đo
Biểu hiện khi chỉ số SpO2 giảm
Tình trạng thiếu oxy trong máu hay còn gọi là giảm SpO2 sẽ gây ra một số triệu chứng sau:
- Màu sắc da bị thay đổi
- Trí nhớ bị suy giảm, hay quên
- Ho
- Nhịp tim lúc nhanh lúc chậm
- Khó thở, thở khò khè
Những lưu ý bạn cần biết khi đo chỉ số SpO2
Chúng ta nên chú ý một số điều sau đây để giảm thiểu sự sai lệch khi nhận kết quả:
- Người bệnh tránh cử động
- Làm ấm tay trước khi đo
- Đo ở nơi ánh sáng không chiếu trực tiếp
- Không nên sơn móng tay hay dùng móng giả, móng tay nên được cắt ngắn
>>Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thiết bị đo SpO2
Lời kết
Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc về chỉ số đo SpO2 bình thường. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể bổ sung thêm cho chính mình những hiểu biết cơ bản về chỉ số SpO2, để từ đó chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người thân và gia đình được hiệu quả. Trong tình hình dịch bệnh Covid lan tràn như hiện nay, việc sở hữu cho mình cùng gia đình một chiếc máy đo SpO2 trong nhà là rất quan trọng các bạn nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!