Triệu chứng hạ đường huyết thường xuất hiện ở những người bị bệnh tiểu đường nhưng cũng ngoại trừ bất kỳ ai, kể cả người đó rất chú ý kiểm soát đường huyết của bản thân. Vậy hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân và triệu chứng hạ đường huyết? Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về bệnh hạ đường huyết.
Khái niệm bệnh hạ đường huyết
Hạ đường huyết là biểu hiện của lượng đường glucose trong máu quá thấp. Các thực phẩm như gạo, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, trái cây, sữa và các loại đồ ngọt chứa nhiều Carbohydrates sẽ giúp cơ thể hấp thụ đường. Gan và mô sẽ tích trữ đường dưới dạng glycogen, sau đó sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể
Nguyên nhân hạ đường huyết
Khi lượng hormone Insulin và Glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng gây ra tình trạng hạ đường huyết. Nguyên nhân gây ra sự mất cân Hormone là do:
- Sử dụng Insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác quá liều lượng
- Ăn chưa đủ hoặc thời gian giữa các bữa ăn quá dài ví dụ như qua một đêm.
- Tập thể dục trong tình trạng đói
- Lượng đường bột nạp vào cơ thể chưa đủ
- Chế độ ăn kiêng chưa hợp lý
- Mất cân bằng nội tiết do uống nhiều rượu bia
Triệu chứng của bệnh hạ đường huyết
Khi bệnh nhân bị hạ đường huyết do tiểu đường gây ra thường sẽ có biểu hiện run rẩy, đầu đầu, chóng mặt, cảm thấy đói và vã mồ hôi. Đồng thời tim đập nhanh, da tái nhợt, thị lực giảm. Tình trạng này xảy khi đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên nếu bị hạ đường huyết thì người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trong trường hợp đường huyết cơ thể đột ngột giảm sẽ gây ra ngất xỉu, thậm chí là hôn mê.
Cách xử lý khi gặp tình trạng hạ đường huyết
- Ngay khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh nên nhanh chóng ăn nhẹ như súp, cháo loãng, uống một cốc nước đường, sau đó nằm nghỉ ngơi yên tĩnh cho đến khi tỉnh táo trở lại.
- Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường, khi điều trị bằng insulin phải tiêm thuốc trước khi ăn khoảng 1-2 giờ. Đặc biệt sau khi tiêm nếu thấy cơ thể bủn rủn khó chịu thì ăn một chút đường.
- Nếu người bệnh hạ đường huyết trong khi hôn mê thì cần truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% hoặc 10% hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương 20% hoặc 30%. Bên cạnh đó, nếu được thì cũng có thể tiêm dưới da 1 mg Glucagon
- Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trong trường hợp nghi ngờ có khối u tụy cần làm siêu âm, siêu âm nội soi, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng,…
Phòng ngừa bệnh hạ đường huyết
- Nên ăn uống đầy đủ, không nên để cơ thể nhịn đói hoặc bị đói quá lâu. Khi hoạt động mạnh mất nhiều calo thì không nên nhịn ăn. Đặc biệt người già, trẻ em, những người mắc bệnh mãn tính, tình trạng cơ thể yêu, chúng ta không nên bỏ ăn sáng.
- Tham khảo và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều lượng thuốc và chế độ ăn khi điều trị bệnh tiểu đường. Không nên kiêng khem quá mức, nhịn ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác,…
- Kiểm tra định kỳ đường huyết tại bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa, thậm chí có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
- Tập thể dục thường xuyên và để đảm bảo sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để phù hợp với từng người.
- Luôn mang theo đường hoặc các đồ ăn ngọt có đường như kẹo, bánh, socola, nước ngọt,… để có thể dùng ngay trong trường hợp xảy ra hạ đường huyết đột ngột
Lời kết
Bài viết này đã chỉ ra được nguyên nhân và các triệu chứng hạ đường huyết. Bạn nên đọc kỹ thông tin để đề phòng trường hợp hạ đường huyết đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc nếu bạn hoặc người thân trong gia đình thường xuyên xảy ra tình trạng hạ đường huyết.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!