Máy xông mũi họng hay máy xông khí dung là một thiết bị y tế được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị những bệnh về đường hô hấp, đặc biệt ở người già và trẻ em như: hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang,… Thiết bị giúp giảm biểu hiện bệnh giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng.
Máy xông mũi họng thay đổi thuốc từ dạng lỏng thành dạng sương giúp điều trị bệnh. Máy có 2 loại là: chạy bằng điện và chạy bằng pin. Có những loại với kích thước nhỏ gọn giúp bạn có thể mang theo bên mình khắp nơi và kích thước lớn thường được cố định một chỗ như trên tường.
Cấu tạo của máy xông mũi họng
- Khẩu trang hoặc ống ngậm: thuốc nebulised thường thông qua ống ngậm để đưa vào trong phổi. Thường được người bệnh sử dụng trong những tình huống khó thở cấp tính. Khi sử dụng ống ngậm sẽ làm giảm nguy cơ sương vào mắt.
- Các loại mặt nạ xông khí dung thường được sử dụng cho trẻ em, hoặc người lớn không thể tự thở và sử dụng ống ngậm.
- Buồng thuốc và máy phun sương: Nơi đựng thuốc lỏng được gọi là buồng máy phun sương. Chất lỏng được chuyển thành màn sương mịn thuận tiện cho việc hít vào.
- Máy nén khí: Là bộ phận chính của máy phun sương. Máy nén khí bơm không khí vào buồng máy phun sương. Điều này thay đổi thuốc dạng lỏng thành một màn sương để có thể hít vào một cách dễ dàng.
Cách sử dụng máy xông mũi họng
- Để máy nén trên bề mặt phẳng, nơi có thể tiếp xúc với ổ cắm an toàn đối với máy dùng điện.
- Kiểm tra để đảm bảo tất cả các bộ phận sạch sẽ.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thuốc.
- Nếu thuốc được trộn sẵn, đặt thuốc vào trong hộp đựng. Nếu thuốc chưa được trộn thì cần đo liều lượng chính xác, sau đó đặt vào nơi thùng thuốc.
- Kết nối ống với máy nén và thùng chứa dung dịch.
- Gắn mặt nạ hoặc ống ngậm.
- Bật công tắc và kiểm tra xem máy phun sương có đang phun sương hay không.
- Đặt ống ngậm vào trong miệng và ngậm ống hoặc đặt mặt nạ trên mũi và miệng, nếu cần có thể dùng dây hoặc băng dính để cố định ống, không để lại khe hở tránh thuốc bay ra ngoài.
- Hít vào thở ra một cách từ từ cho tới khi hết thuốc. Có thể sẽ mất 5 – 15 phút.
- Giữ bình chứa chất dung dịch thẳng đứng trong suốt quá trình sử dụng máy xông mũi họng.
Một ngày nên sử dụng xông mũi họng bao nhiêu lần?
Việc sử dụng xông mũi họng cũng cần sử dụng một cách hợp lý. Việc lạm dụng xông bằng nước muối sinh lý sẽ khiến mũi bạn ẩm ướt thường xuyên. Là môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn sinh sôi phát triển, người xông dễ bị bệnh hơn. Để phòng bệnh, viêm nhiễm đường hô hấp, ngừa cảm cúm chỉ nên xông mũi bằng nước muối sinh lý trong khoảng 1 – 3 lần/tuần. Để điều trị bệnh thì khoảng 2 – 4 lần/ngày trong 3 – 5 ngày liên tục.
Việc sử dụng máy xông mũi họng để xông thuốc (loại thuốc, liều lượng, cách pha) cần theo đúng những chỉ định của bác sĩ đã đưa ra. Không được tự ý mua thuốc xông để tự xông tại nhà vì không thể lường trước được bệnh tình của bản thân hoặc người bị bệnh. Việc sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng kháng sinh, kháng viêm có thể gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là kháng thuốc. Với trẻ em cần chú ý để trẻ ngồi yên, tránh cựa quậy nhiều nhằm tránh thất thoát thuốc khi xông và làm giảm hiệu quả khi xông cũng như điều trị bệnh.
>>Xem thêm: Máy xông mũi họng loại nào tốt?
Kết luận
Qua bài viết này mong là bạn đã có những kiến thức căn bản về cách sử dụng máy xông mũi họng và số lần xông trong một ngày. Hãy giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của chính mình một cách thật tốt nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết của duocphamotc chúng tôi.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!