Thiếu máu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng làm cho chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc của bạn bị giảm sút. Hơn nữa, bệnh còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng trong cơ thể, vô cùng nguy hiểm. Vậy người bị thiếu máu cần lưu ý gì để cải thiện sức khỏe ngày càng tốt hơn? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh thiếu máu là gì?
Thiếu máu là một hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi. Dẫn đến việc thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, nhất là giảm huyết sắc tố.
Những điều người bị thiếu máu cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho máu
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh thiếu máu, người bệnh cần chú ý những điều như sau:
- Sau khi ăn, người bị thiếu máu không nên uống trà hoặc cà phê. Bởi vì các loại đồ uống này chứa nhiều chất polyphenol làm cho cơ thể khó hấp thụ tối đa hàm lượng sắt trong thức ăn.
- Không ăn các thực phẩm giàu sắt và giàu canxi cùng lúc. Bởi vì ăn như vậy sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
- Người bị thiếu máu không nên hút thuốc lá nhằm tránh ảnh hưởng đến lượng vitamin và các chất dinh dưỡng khác được nạp vào cơ thể sau khi ăn.
- Để có thể hấp thụ sắt tốt hơn, người bị thiếu máu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, B,….
Đối với người lớn tuổi:
Nguyên tắc chế độ ăn:
Đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cân đối giữa protein động vật và thực vật. Cải thiện chất lượng bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị như theo tuổi tác và giới tính.
Tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm giàu Protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B.
- Nhóm thịt: Nên lựa chọn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, gan, tiết, thịt lợn, thịt bê, thịt gà tây… Nên sử dụng từ 45g đến 60g protein/ngày tương đương 200 – 300g thịt mỗi ngày.
- Thủy hải sản: nhóm cá như cá thu, cá hồi; nhóm nhuyễn thể có vỏ như : hàu, sò, ốc… đảm bảo ăn từ 2 – 3 bữa thủy hải sản mỗi tuần.
- Trứng: Ở trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: protein, Lipid, Glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn chứa một lượng chất dinh dưỡng đáng kể như: sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần một người lớn nên ăn từ 2 đến 3 quả trứng.
- Nhóm rau lá màu xanh đậm: Họ cải như rau cải bó xôi, súp lơ xanh,cải xoong,… Một ngày nên sử dụng khoảng từ 300g đến 400g (tương đương với 1 bát con rau mỗi bữa ăn).
- Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt: đậu tương, lạc, hạt điều, đậu hà lan, hạnh nhân…
- Các loại quả chín, quả mọng: cherry, nho, việt quất, lựu, dâu tây, … Các loại quả này không chỉ giàu chất sắt mà còn chứa nhiều vitamin C. Có tác dụng cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100g đến 200g quả chín/ngày
Đối với trẻ em
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần hay vận động. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này.
Nguyên tắc chế độ ăn:
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu khuyến nghị (theo tuổi, giới tính,cân nặng, chiều cao,..).
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hằng ngày của trẻ.
- Bổ sung các loại quả có chứa nhiều vitamin C như là : nho, bưởi, dâu tây, cam, quýt,.… giúp hỗ trợ hấp thu sắt tốt.
Nguồn thực phẩm giàu chất sắt gồm có:
- Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thận, gan, tim, thịt cừu, thịt lợn, dồi tiết…).
- Trứng (mẹ nên cho trẻ ăn từ 3 – 4 quả trứng mỗi tuần).
- Cá và động vật có vỏ (cá mòi cơm, cua, cá mòi, cá cơm, tôm, hến). Mẹ nên cho trẻ ăn từ 3 – 4 bữa cá/tuần.
- Các loại hạt (quả hồ đào, quả óc chó, hạt mè, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt thông).
- Các loại rau có lá xanh ( cải xoong, cải xoăn,bông cải xanh, rau bó xôi,..).
- Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc (bánh yến mạch, lúa mạch đen, bánh mì, bột ngô, bột cám,..)
- Đậu và các loại đậu (đậu nướng, đậu Hà Lan, đậu mắt đen, đậu lăng, đậu xanh,…).
Xem thêm:
Kết luận:
Những chia sẻ về vấn đề người bị thiếu máu nên ăn gì mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc. Mong rằng, các loại thực phẩm vô cùng hữu ích này sẽ giúp bạn tăng lượng máu tuần hoàn được tốt hơn. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu cao nhất, người bệnh cũng cần sự tham vấn dinh dưỡng từ các bác sĩ chuyên khoa nữa nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!