Bệnh gout hay thống phong, là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Phần lớn các bệnh nhân gút ở độ tuổi trung niên và là nam giới có ít nhất một tiền sử bệnh tiềm ẩn và hầu hết bệnh nhân đều uống rượu bia nhiều.
Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc axit uric tại khớp. Bệnh nhân thường sưng, tấy, đỏ, đau dữ dội tại một hoặc nhiều khớp. Vậy chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh gout như thế nào? Nên ăn thực phẩm gì và kiêng thực phẩm gì? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
Nên ăn những loại thực phẩm gì khi bị gout
- Bổ sung thêm vitamin C 500 – 1000mg mỗi ngày
- Uống nhiều nước (2,5 -3lít/ngày) và đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường đào thải acid uric.
- Ưu tiên ăn các loại thịt màu trắng như cá, lườn gà, thịt lợn…) vì chúng thường ít purin hơn các loại thịt khác, 50-100g là lượng protein cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
- Loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout đó chính là tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate, bởi chúng chứa một lượng purin an toàn. Acid uric trong nước tiểu được purin làm giảm và hòa tan. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn các thực phẩm như bún, mì, phở, bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai,….
- Ngũ cốc, bơ, rau quả, các loại hạt chứa ít purin… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được các bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng..
- Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake vì có khả năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài
- Rau củ là thực phẩm người bệnh có thể ăn thoải mái vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin và chúng rất tốt cho cơ thể, trừ một số loại như măng tây, nấm, giá đỗ. Rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà….là những loại rau ít purin người mắc bệnh gout có thể ăn được. Những loại rau củ quả trên giúp làm giảm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành acid uric.
- Các loại mỡ, dầu từ động vật nên được thay thế bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.
- Ưu tiên các món hấp, luộc và hạn chế tối đa các món ăn nhiều dầu mỡ như chiên, xào.
- Ngoài ra, người mắc bệnh gout cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, thức khuya, ngủ nghỉ đúng giờ giấc. Uống thuốc điều độ đúng giờ để có một sức khỏe tốt nhằm ngăn sự phát triển của bệnh.
Bị gout thì nên kiêng những loại thực phẩm gì
Những loại thực phẩm có chứa lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt thú rừng, thịt gia cầm thịt bò, tôm, cua, ghẹ, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..) cần hạn chế tuyệt đối những sản phẩm này. Khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.
- Rau bina, cải bắp, măng tây và nấm là những loại rau không tốt cho người bị gout.
- Chọn ăn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo để hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn.
- Tránh các loại hoa quả chua như me, xoài xanh, cam quýt bưởi chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong khẩu phần ăn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
- Hạn chế dùng một số gia vị như hạt tiêu, ớt vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.
- Không uống bất kỳ một dạng chất cồn như bia, rượu, đồ uống có gas như coca, pepsi, nước ngọt chứa nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố khiến bệnh gút dễ dàng xuất hiện và ngày càng nặng hơn.
- Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lí thì người bệnh cần có lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để không bị thừa cân, béo phì.
>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh gout cấp tính
Tham Khảo Sản Phẩm Sangu Hỗ Trợ Cho Goud:
https://duocphamotc.com/sangu/
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!