Bệnh loãng xương và các hệ lụy sức khỏe do loãng xương

Loãng xương là tình trạng không hề hiếm gặp trong thời đại ngày nay. Đặc biệt khi con người không chú trọng đến sức khỏe, bận rộn với công việc hàng ngày. Vậy bệnh loãng xương là gì? Hệ lụy sức khỏe do loãng xương có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải hiện nay. Theo thuật ngữ chuyên ngành, đây là trường hợp rối loạn chuyển hóa của bộ xương.

Bệnh loãng xương là tình trạng rối loạn xương khớp hay gặp phổ biến hiện nay
Bệnh loãng xương là tình trạng rối loạn xương khớp hay gặp phổ biến hiện nay

Đặc trưng nhất là tình trạng giảm mật độ xương và chất lượng xương. Từ đó khiến khung xương trong cơ thể yếu đi, giòn và dễ bị tổn thương. Thậm chí chỉ cần ngã hoặc va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương.

Loãng xương hiện nay được chia làm hai loại riêng biệt tùy theo đặc điểm, đó là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát:

  • Loãng xương nguyên phát: Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên. Chúng khiến hủy xương và tạo xương mất cân bằng. Loãng xương nguyên phát bao gồm loãng xương do tuổi già và loãng xương sau mãn kinh. Trường hợp này diễn ra tự nhiên và có thể xử lý kịp thời.
  • Loãng xương thứ phát: Đây là loại loãng xương liên quan đến một số bệnh mãn tính của cơ thể. Ví dụ như bệnh đái tháo đường, cường giáp, gan mãn tính, thiếu dinh dưỡng, cắt dạ dày, viêm khớp dạng thấp,… Ngoài ra cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại kháng sinh dùng lâu ngày. Ví dụ như: corticoid, thuốc lợi tiểu hay heparin,…

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh

Những ai có nguy cơ dễ bị loãng xương nhất? Một số nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cụ thể như:

Bệnh thường xảy ra ở đối tượng người lớn tuổi, người có bệnh về xương khớp
Bệnh thường xảy ra ở đối tượng người lớn tuổi, người có bệnh về xương khớp
  • Những trường hợp gia đình có người mắc bệnh loãng xương.
  • Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới. Lý do là mật độ xương ở nam giới sau 50 tuổi giảm 0.4%/năm, phụ nữ là 0.75-1%/năm. Con số này tiếp tục giảm gấp 3 lần sau mãn kinh.
  • Những người có vóc dáng nhỏ bé, nhẹ cần và tiền sử bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
  • Trường hợp khẩu phần ăn hàng ngày không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương. Ví dụ như canxi, calci, vitamin D hay những người nghiện rượu, thuốc lá.
  • Các trường hợp ít vận động thể lực, nằm bất động lâu ngày.
  • Một vài bệnh lý cũng tiềm ẩn nguy cơ gây loãng xương. Ví dụ: đái tháo đường, cường giáp, viêm khớp dạng thấp,…
  • Sử dụng trong thời gian dài các thuốc đặc trị có tác dụng phụ. Có thể kể đến như thuốc chống đông, thuốc điều trị đái tháo đường và đặc biệt là thuốc kháng viêm Corticoid,…

Hệ lụy sức khỏe do loãng xương

Bệnh loãng xương tưởng chừng đơn giản, là căn bệnh chắc chắn xảy ra nhưng việc loãng xương sớm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy khó lường. Nghiêm trọng nhất là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương.

Hệ lụy dễ gặp nhất do bệnh gây nên là tình trạng gãy xương
Hệ lụy dễ gặp nhất do bệnh gây nên là tình trạng gãy xương

Ở những bệnh nhân mắc loãng xương nặng, chỉ cần một tác động nhẹ cũng có nguy cơ dẫn đến gãy xương. Đặc biệt là những khu vực trọng yếu như xương cột sống, xương đùi, cánh tay, cẳng chân,… Gãy xương không chỉ gây biến dạng cơ thể, đau đớn mà còn mất khả năng vận động. Tình trạng này kéo dài còn làm giảm tuổi thọ, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Không dừng lại ở đó, người mắc loãng xương còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác ví dụ như tim mạch, biến chứng hô hấp, viêm phổi,… Lý do là bởi họ phải thường xuyên nhập viện điều trị, nằm bất động một chỗ nhiều ngày vì nứt hoặc gãy xương.

Một số hệ lụy sức khỏe do loãng xương khác như gãy lún cột sống, cong ống chân, cong vẹo cột sống hay giảm chiều cao. Do đó việc xác định bệnh và điều trị sớm, kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về bệnh loãng xương và hệ lụy sức khỏe do loãng xương. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này. Đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ để điều trị kịp thời nếu có bệnh nhé!

>>Xem thêm: Biện pháp khắc phục tình trạng còi xương và phòng ngừa còi xương

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status