Bệnh lý tim mạch – Thiếu máu cơ tim và những thông tin cần biết

Trái tim là bộ phận đóng giữ ai trò vô cùng quan trọng đối với việc vận chuyển, lưu thông máu để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể con người. Khi nguồn cung cấp oxy bị hạn chế hoặc bị gián đoạn sẽ xảy ra hiện tượng thiếu máu cục bộ cơ tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bài chia sau đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh lý tim mạch thiếu máu cơ tim này.

Bệnh lý tim mạch – Thiếu máu cơ tim và các thông tin cần biết của căn bệnh

Chứng bệnh thiếu máu cơ tim được hiểu như thế nào?

Thiếu máu cơ tim là tình trạng động mạch vành (mạch máu nuôi tim) bị tắc nghẽn khiến lưu lượng máu giàu chất dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng cơ tim giảm dần, từ đó gây ra những cơn đau thắt ngực.

Thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc thiếu máu cục bộ có thể làm tổn thương cơ tim, giảm khả năng bơm máu của tim và có thể gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu động mạch vành bị tắc hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Nó được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch.

Chứng thiếu máu cơ tim có nguy hiểm đến cơ thể chúng ta hay không?

Nếu bệnh nhân thiếu máu tim mạch không được điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như:

  • Nhồi máu cơ tim: do tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành thường liên quan đến vỡ các mảng xơ vữa, huyết khối hình thành lâu ngày dẫn đến tử vong ở một vùng nào đó của cơ tim do không được cung cấp đủ máu.
  • Suy tim: Cơ tim không nhận đủ máu để hỗ trợ nhu cầu của cơ thể, tình trạng này được gọi là suy tim.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh chậm bất thường do cơ tim phản ứng kém với các nhịp đập của tim.
Chứng thiếu máu cơ tim có nguy hiểm đến cơ thể chúng ta hay không?

Đối tượng dễ mắc chứng thiếu máu cơ tim

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý tim mạch đó là thiếu máu cơ tim bao gồm:

  • Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và liên quan đến bệnh tim không ổn định.
  • Những người mắc bệnh động mạch vành nặng như chứng xơ vữa, hay vôi hóa hoặc nứt vỡ.
  • Những người mắc phải căn bệnh đái tháo đường lâu năm.
  • Người già lớn tuổi cũng rất dễ mắc phải.
  • Những người thường xuyên hút thuốc lá và ít thể thao thể dục, bị thừa cân.
  • Bệnh nhân tiền sử tăng huyết áp lâu năm.
  • Những người đã từng có lịch sử phẫu thuật mạch vành.

Chẩn đoán bệnh lý tim mạch – thiếu máu cơ tim

Để chẩn đoán chứng thiếu máu cơ tim phải sử dụng các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ như:

  • Thực hiện điện tâm đồ di động.
  • Chụp cắt lớp vi tính cho hệ động động mạch vành.
  • Phương pháp xạ hình tưới máu tim để chẩn đoán bệnh.
  • Phương pháp chẩn đoán bằng siêu âm tim gắng sức.
  • Theo dõi bằng ECG lưu động.
Chẩn đoán bệnh lý tim mạch – thiếu máu cơ tim

Một số phương pháp điều trị và giúp phòng ngừa căn bệnh thiếu máu cơ tim

Cũng tương tự các bệnh lý tim mạch khác, phương pháp can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định khi mà việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả trong công phòng ngừa và điều trị chứng thiếu máu cơ tim.

Sử dụng đến các loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Tùy theo thể trạng cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc:

  • Nhóm thuốc nitrat: Có tác dụng giúp làm giãn mạch vành và giảm tình trạng đau thắt ngực cho bệnh nhân.
  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: Hạ huyết áp và làm ổn định nhịp tim.
  • Các chất có tác dụng ức chế aldosterone và thuốc lợi tiểu: sẽ giúp hạ huyết áp cùng với các triệu chứng sưng phù hay khó thở.

Hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu cơ tim từ các loại thảo dược

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kết hợp cùng với các loại thảo dược: Bồ hoàng hay đỏ ngọn. Chúng có công dụng làm giãn mạch giúp tăng cường lưu lượng máu đi nuôi dưỡng cơ tim, giảm cholesterol trong máu và chống viêm hiệu quả.

Đây được xem là giải pháp các chuyên gia tim mạch khuyên dùng trong việc hỗ trợ việc điều trị bệnh lý tim mạch thiếu máu cơ tim một cách hiệu quả.

Có lối sống lành mạnh khi mắc phải bệnh tim mạch

Những người bị thiếu máu cơ tim hãy nhớ duy trì có chế độ cùng lối sống lành mạnh để giúp ngăn ngừa chứng bệnh tệ hơn.

  • Ăn uống nhạt lại và giảm các đồ ăn chứa nhiều chất béo hay cholesterol.
  • Giảm thiểu đối đa việc sử dụng các chất gây kích thích như: rượu bia và thuốc lá, cafe,…
  • Tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, cùng chất xơ hay khoáng chất có trong rau xanh và nhiều loại trái cây tươi,…
  • Tăng cường thói quen tập thể dục đều đặn nhưng vừa sức hàng ngày.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm các công việc mất nhiều sức lực.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 1 đến 2 lần trong năm.
Khám định kỳ sức khỏe để giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim

Điều trị bằng phẫu thuật hoặc một vài phương pháp khác

Thực hiện phẫu thuật với căn bệnh thiếu máu cơ tim gồm: có thể là cấy máy tạo nhịp tim hay máy khử rung tim, rồi nong mạch vành, hoặc đặt stent,…

Với trường hợp bệnh đã nghiêm trọng thì phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là điều ưu tiên để giúp cải thiện máu lưu thông đến tim.

>>Xem thêm: Bệnh lý tim mạch? Phân biệt các loại tim bẩm sinh thường gặp

Kết luận

Tóm lại, trên đây là thông tin về chứng thiếu máu cơ tim – một bệnh lý tim mạch khá nguy hiểm mà chúng tôi gửi tới các bạn. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào của thiếu máu cơ tim, bạn nhớ sớm đi khám để có thể kịp thời phát hiện và có cách điều trị tốt nhất.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status