Bệnh thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết!

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp rất dễ gặp và ở bất kỳ đối tượng nào, không kể người già hay trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thường do thói quen sinh hoạt xấu, chế độ ăn uống kém khoa học và lối sống không phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết bệnh lý thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây!

Thoát vị đĩa đệm - tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay
Thoát vị đĩa đệm – tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là tên gọi tình trạng phần đĩa đệm cột sống bị chèn ép quá mức. Chúng khiến bao xơ đĩa đệm tổn thương và nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn lên dây thần kinh. Bệnh xảy ra ở một vài đĩa đệm cùng trên đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng.

Những nhóm người dễ bị mắc bệnh thoát vị nhất có thể kể đến như:

  • Người lớn tuổi, người già
  • Người thường xuyên phải lao động mang vác nặng
  • Những người có đặc thù công việc cần ngồi nhiều
  • Bệnh nhân mắc bệnh bẩm sinh vùng cột sống
  • Đối tượng bị quá cân gây áp lực lên xương sống

Đĩa đệm bị thoát vị khó để chữa khỏi hoàn toàn. Khả năng người bệnh điều trị khỏi tình trạng thoát vị khoảng 90-95% và sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ bệnh nặng nhẹ. Chính bởi vậy, ngay khi nhận thấy bản thân có những biểu hiện bất thường vùng cột sống lưng bạn nên thăm khám sớm.

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Bệnh thoát vị có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dựa theo nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ta có thể đưa ra một số nguyên nhân chính dễ nhận thấy.

Yếu tố độ tuổi

Đây là một trong số các yếu tố hàng đầu gây nên bệnh lý thoát vị. Mặc dù nguyên nhân này chủ quan nhưng chúng lý giải lý do vì sao bệnh thường gặp nhiều ở người lớn tuổi. Bởi ở độ tuổi này, cấu trúc của hệ cơ xương khớp đã bắt đầu suy giảm, hoạt động kém dẫn đến bao xơ đĩa đệm bắt đầu yếu đi.

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những nhóm đối tượng khác
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những nhóm đối tượng khác

Khi hệ thống xương, sụn khớp, bao hoạt dịch cùng dây chằng lỏng lẻo, kết hợp kém hiệu quả sẽ dẫn đến thoát vị. Tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng và hình thành những biểu hiện đầu của thoát vị đĩa đệm.

Do tính chất công việc

Những người có công việc đặc thù cần phải đứng, ngồi nhiều một chỗ. Hoặc người mang vác nặng với cường độ công việc lớn cùng dẫn đến bệnh. Những tư thế xấu sẽ tạo sức ép khá nhiều lên vùng cột sống. Lâu dần nhân nhầy ở trong đĩa đệm dễ bị thoát vị ra ngoài.

Nhóm đối tượng thường bị thoát vị do tính chất công việc đặc thù đó là: nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế xe,…

 Thoát vị đĩa đệm do thói quen sinh hoạt xấu

Việc đi đứng, ngồi không đúng tư thế hay thường xuyên mang vác nặng cũng là yếu tố phổ biến gây bệnh. Nếu bạn duy trì những tư thế xấu trong thời gian dài, chúng làm ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp nhất là cột sống.

Hiện tượng vẹo lệch cột sống, đau mỏi lưng và đặc biệt là thoát vị chính là những hậu quả mà chúng gây ra.

Thể trạng người bị thừa cân béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì tưởng chừng không ảnh hưởng nhưng thực chất chúng có tác động rất lớn. Đây chính là thủ phạm khiến cho bạn có nguy cơ bị thoát vị phần đĩa đệm.

Thể trạng người bị thừa cân béo phì tạo áp lực lên xương khớp
Thể trạng người bị thừa cân béo phì tạo áp lực lên xương khớp

Khi trọng lượng cơ thể dần tăng nhưng xương đã ngừng phát triển, cột sống của chúng ta phải hánh chịu một áp lực rất lớn. Từ đó không chỉ xương dễ thoái hóa hơn, đĩa đệm trong cột sống cũng nhanh bị tổn thương và thoát ra ngoài.

Các bệnh lý về cột sống

Nguyên nhân dễ gặp ở người thoát vị đó là hiện tượng bệnh lý cột sống bẩm sinh. Có thể kể đến như bệnh cong vẹo cột sống, gai cột sống hay chấn thương không được chữa lành. Lâu ngày chúng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đĩa đệm bị thoát vị.

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể xác định cho mình phương án chữa bệnh hợp lý nhất. Thông thường với tình trạng bệnh khởi, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tại nhà đơn giản.

Trường hợp bệnh thoát vị giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc uống. Kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để làm giảm đau nhức và nắn chỉnh đĩa đệm về vị trí ban đầu.

Tình huống xấu nhất khi thoát vị trở nặng, các thuốc điều trị nội khoa không còn phù hợp, người bệnh cần được phẫu thuật. Thay thế đĩa đệm nhân tạo mới sẽ giúp bạn bớt đau và cột sống được ổn đinh hơn. 

Thoát vị đĩa đệm là nỗi lo không của riêng ai! Bởi vậy bạn cần chú ý hơn đến sức khỏe của mình, đặc biệt là vấn đề xương khớp. Nếu có những thay đổi bất thường nào ở cơ thể, hãy thăm khám sớm để được hướng dẫn điều trị bệnh kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe!

>>Xem thêm: Tìm hiểu cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả!

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status