Như chúng ta đã biết trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó ảnh hưởng tới cảm xúc, suy nghĩ và hành động người bệnh. Vậy căn bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn về căn bệnh này nhé.
Căn bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Thứ nhất, trầm cảm gây dạng rối loạn tinh thần, vào thời điểm được phát hiện và chẩn đoán thường chuyển biến vô cùng phức tạp.
Thứ hai, trầm cảm khiến sức khỏe người bệnh suy giảm rõ rệt. Họ trở nên lãnh đạm, xa cách, thờ ơ với mọi người xung quanh và thường xuyên bỏ bê chính bản thân mình. Những người mắc trầm cảm thường không muốn ăn uống và không thể tìm thấy hứng thú với những công việc/sở thích mà trước đây họ đam mê.
Thứ ba, căn bệnh trầm cảm dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, thúc đẩy bệnh nhân tự làm tổn thương bản thân mình cũng như gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Cảnh báo những hậu quả của bệnh trầm cảm không nên xem thường
Nếu không được điều trị kịp thời thì căn bệnh trầm cảm có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất trong cuộc sống của bạn.
- Thay đổi cảm giác ngon miệng
Khi bị căng thẳng, mệt mỏi và u uất, con người thường có hai xu hướng ăn uống: ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều. Sự thay đổi thay đổi về thói quen ăn uống sẽ dẫn đến thay đổi cơ chế trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn tăng cân hoặc giảm cân một đột ngột nhanh chóng.
- Mất ngủ
Vì liên tục cảm thấy bất an, tiêu cực, bệnh nhân thường không thể yên tâm ngủ ngon giấc. Họ dễ ngủ nhưng lại không sâu giấc, thường thức giấc giữa đêm và khó có thể ngủ trở lại. Tình trạng này làm người bệnh luôn có cảm giác cáu gắt, khó chịu, bực bội, căng thẳng và không thể tỉnh táo, sáng suốt như người bình thường.
- Nhức đầu, đau lưng
Căn bệnh trầm cảm không dẫn đến hậu quả trực tiếp như: nhức đầu, đau lưng. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ra tình trạng tăng cân hoặc giảm cân đột ngột đi kèm trạng thái mất nước, thiếu dinh dưỡng.
Đây chính là nguyên nhân gây nên triệu chứng đau lưng, nhức đầu. Đặc biệt, hiện tượng đau nửa đầu kéo dài khiến bệnh nhân khó đi sâu vào giấc ngủ. Thế nên, những người này họ mất ngủ khá thường xuyên.
- Tác động tiêu cực đến huyết áp
Nếu chúng ta luôn có cảm giác chán nản, cơ thể sẽ sản sinh nhiều cortisol và epinephrine. Hai loại hormon này có thể ảnh hưởng lớn đến nhịp tim và huyết áp, từ đó làm động mạch yếu đi, hạn chế lưu lượng máu, đồng thời hình thành mảng bám trên thành động mạch. Kết quả là khiến bệnh nhân trầm cảm rất dễ lên cơn đau tim và dẫn đến đột quỵ.
- Giảm ham muốn tình dục
Trong một khoảng thời gian dài, bệnh nhân mắc chứng trầm cảm thường gặp phải rất nhiều trục trặc trong đời sống tình dục. Hậu quả của bệnh trầm cảm đối với đàn ông là vấn đề không xuất tinh, xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương. Trong khi đó, hậu quả bệnh trầm cảm đối với phụ nữ là: khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, rối loạn khoái cảm…
- Bệnh tim mạch
Người bệnh trầm cảm luôn trong tâm trạng chán nản, mệt mỏi, cơ tim của chúng ta sẽ bị viêm do thiếu khí oxy. Tình trạng này có thể hình thành nên những cơn đau tim đột ngột, bất ngờ. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần hết sức phòng tránh căn bệnh trầm cảm này.
- Thiếu tập trung
Người bệnh bị trầm cảm thường bị rối loạn trong tư duy và suy nghĩ. Điều này khiến họ không thể tập trung cao độ để giải quyết vấn đề hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, theo thời gian, kết quả học tập và làm việc của họ bị suy giảm rõ rệt.
- Suy giảm trí nhớ
Những người mắc bệnh trầm cảm không chỉ khó tập trung hơn, mà còn thường xuyên trở nên đãng trí. Tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer ở người trầm cảm khá cao.
- Làm tổn thương bản thân và tự tử
Với những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện trong đầu, người bệnh mắc bệnh trầm cảm thường cảm thấy tự ti, bế tắc và không muốn sống tiếp. Do đó, khi muốn xoa dịu cảm giác tội lỗi thì họ thưởng tự trừng phạt bản thân (rạch tay, nảy sinh ý định tự sát, tự gây thương tích, cố gắng tự sát…).
Xem thêm:
Tổng kết
Nếu không được điều trị kịp thời trầm cảm có thể gây những hậu quả nghiêm trọng Nhưng hãy nhớ rằng trầm cảm là căn bệnh có thể chữa điều trị được bằng cách nhận được sự giúp đỡ và tâm theo kế hoạch điều trị của bác sĩ bạn sẽ ngăn ngừa được những triệu chứng trên.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!