Một trong những triệu chứng điển hình của sốt rét đó là sốt cao lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo rét run, nhiệt độ cơ thể ít nhất là 38,9 độ. Vậy những triệu chứng này có dai dẳng không? Bị sốt rét kéo dài trong bao lâu? Phòng tránh như thế nào cho hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Bệnh sốt rét là gì?
Sốt rét hiểu đơn giản là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh xuất hiện do ký sinh trùng protozoa thuộc loài Plasmodium. Chúng không tồn tại ngoài môi trường mà ký sinh vào muỗi anophen, sau đó tấn công vào trong mạch máu gây ra bệnh.
Bệnh lây truyền qua đường máu với 4 phương thức chủ yếu, bao gồm:
- Muỗi: Phương thức chủ yếu.
- Truyền máu khi có nhiễm ký sinh trùng sốt rét: Tỉ lệ hiếm.
- Mẹ truyền bệnh sang con khi nhau thai bị tổn thương: Trường hợp này cũng không quá phổ biến.
- Tiêm chích: Nguyên nhân chính thường thấy là do dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét.
Bị sốt rét kéo dài trong bao lâu?
Bị sốt rét kéo dài trong bao lâu là thắc mắc chung của rất nhiều người hiện nay. Khó có câu trả lời cụ thể trong trường hợp này bởi mỗi người sẽ có cơ địa cũng như thời điểm phát bệnh khác nhau.
Nhìn chung, thời kỳ ủ bệnh sốt rét trung bình sẽ kéo dài từ 9 – 30 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh kéo dài đến một năm và thay đổi tùy theo từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét.
Theo đó, bị sốt rét kéo dài trong bao lâu? – Cơn sốt điển hình sẽ trải qua 3 giai đoạn: Đầu tiên là sốt cao, sau đó là rét run, cuối cùng là vã mồ hôi. Chu kỳ của cơn sốt khác nhau tùy loại ký sinh trùng gây bệnh. Cụ thể:
- P.vivax: Cơn sốt thường diễn ra cách nhật và không quá nguy hiểm.
- P.malariae và P.ovale: Hai chủng này được đánh giá là nhẹ nhất, có thể sốt cách nhật hoặc sốt theo 3 ngày/cơn.
- P.falciparum: Cơn sốt do loài này sẽ diễn ra hàng ngày với tính chất nặng. Chủng muỗi này sẽ gây ra những cơn sốt rét ác tính và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bị sốt rét kéo dài trong bao lâu? – Biến chứng khó lường
Một số biến chứng khó lường của sốt rét bao gồm:
- Rối loạn chức năng gan, viêm gan mạn
- Dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng….
- Xơ gan tiến triển ngay sau khi viêm gan cùng với lách xơ
- Lách to khiến các hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét và các hồng cầu chứa kháng nguyên.
- Viêm cầu thận
- Phổi tổn thương nghiêm trọng và gặp phải tình trạng phù phổi cấp, dẫn đến suy hô hấp.
- Trẻ em bị sốt rét có thể gây ra hội chứng thận hư, phù nề, suy dinh dưỡng và thiếu máu.
Một số biến chứng khác không quá phổ biến như: Thiếu axit folic trong máu đau và viêm dây thần kinh,…
Cách phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả
Sốt rét là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh, bạn cần ghi nhớ một số điều quan trọng như sau:
- Khi ngủ phải mắc màn, nếu có điều kiện bạn nên ngủ màn có tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Mặc quần áo dài khi phải làm việc vào ban đêm, chú ý thoa thuốc chống muỗi đốt lên những nơi da hở.
- Vào buổi tối, nên hun khói hoặc đốt hương xua muỗi để ngăn muỗi vào nhà.
- Duy trì thói quen dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh ngăn nắp để triệt để các nơi muỗi trú đậu trong nhà.
- Phát quang bụi rậm quanh nhà ở, lưu ý lấp các vũng nước đọng, ao tù và di dời chuồng gia súc ra xa nhà.ư
- Phun thuốc diệt muỗi đều đặn hàng năm để ngăn ngừa dịch bệnh sốt rét lưu hành.
- Với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cần uống thuốc dự phòng chống bệnh sốt rét theo hướng dẫn và quy định của cơ quan y tế.
- Khi có nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đây cũng là cách phòng tránh lây lan bệnh sang cho người khỏe mạnh.
Vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc: Bị sốt rét kéo dài trong bao lâu? Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn cũng biết cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn sức khỏe!
>>>Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!