Theo số liệu thống kê từ GLOBOCAN thì năm 2018 thế giới có khoảng 549.000 bệnh nhân mắc ung thư mới và 199.900 là con số tử vong do bệnh ung thư. Ở Việt Nam, ta biết được ung thư bàng quang chủ yếu ở độ tuổi từ 40 – 70 tuổi chiếm 78% với tỷ lệ mắc ở nữ nhiều hơn nam. Hơn nữa, người già mắc bệnh này cũng khá phổ biến. Việc điều trị bệnh là điều rất cần thiết nếu được điều trị sớm sẽ kéo dài một thời gian sống cho người bệnh. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh.
Thế nào là bệnh ung thư bàng quang?
- Ung thư bàng quang là ở bộ phận bàng quang xuất hiện khối u, bàng quang là cơ quan có dạng hình cầu ở vùng xương chậu. Các khối u có các kích thước khác nhau tùy thuộc vào tốc độ phát triển của bệnh.
- Ung thư bàng quang xuất hiện từ các tế bào chuyển tiếp ( ung thư biểu mô chuyển tiếp) chiếm 90% và ung thư biểu mô vảy chiếm khoảng 8%
Bệnh ung thư bàng quang có những dấu hiệu nào?
- Ăn uống không ngon miệng, mất ngủ thường xuyên
- Bệnh nhân đi tiểu ra máu và cảm thấy đau
- Khó khăn trong việc đi tiểu khiến người bệnh khó chịu
- Các dấu hiệu nặng hơn như: Đau ở hông, lưng, xương mu, hạ vị, tầng sinh môn, đầu
Những biện pháp điều trị ung thư bàng quang
Hiện nay, căn bệnh ung thư bàng quang được điều trị chủ yếu bằng 4 cách là hóa trị, phẫu thuật,xạ trị và miễn dịch. Tuy nhiên, nó còn phải dựa vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra cách điều trị hợp lý.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật nội soi: Nó được thực hiện qua nội soi bàng quang bằng cách cho 1 ống nhỏ đưa vào bàng quang để thông qua niệu đạo ( đây là 1 vòng dây bé hay được sử dụng để loại đi ung thư hay đốt cháy các khối u bằng điện lượng cao.
- Cắt toàn bộ bàng quang: Là cắt bỏ đi bàng quang cũng như nạo vét các hạch bạch huyết cùng với cơ quan gần đó( cũng chứa ung thư). Khi các ung thư bàng quang lấn áp đến cơ hay lan ra rộng đến toàn bộ bàng quang thì phương pháp này sẽ được thực hiện. Đối với nam, tuyến tiền liệt và túi tinh sẽ được loại bỏ. Còn với nữ thì buồng trứng, tử cung hay 1 phần của âm đạo bị loại bỏ. Cách này không hoàn toàn loại bỏ được ung thư bàng quang và bác sĩ còn tạo ra 1 phương án khác để có thể đưa nước tiểu ra khỏi người bệnh nhân.
- Cắt đi bàng quang bán phần: Khi các khối u có độ ác tính chưa cao thì có thể dùng phương pháp cắt bỏ đi 1 phần của bàng quang. Và phương pháp này bệnh nhân sau phẫu thuật vẫn đi vệ sinh được bình thường.
- Chuyển nước tiểu. Đây là phương pháp phẫu thuật tạo ra 1 cách khác giúp cho bệnh nhân lưu trữ và đưa nước tiểu ra ngoài.
Hóa trị
- Phương pháp hóa trị chủ yếu dùng thuốc để ngăn cản sự phát triển, tiêu diệt những tế bào và ngăn cản chúng phân chia. Đặc biệt, cách điều trị này có thể kết hợp cả phương pháp xạ trị lẫn phẫu thuật hoặc điều trị tách riêng đều được.
- Điều trị bằng hóa trị cũng phải tùy thuộc vào tình hình của người bệnh. Điều trị bằng hóa trị thì người bệnh sẽ được đưa các loại hóa chất để lấy u bàng quang ra bằng đường niệu đạo.
Xạ trị
- Phương pháp điều trị bằng xạ trị chính là dùng tia X có năng lượng cao, những tia phóng xạ để làm giảm cũng như tiêu diệt các ung thư. Và người bệnh có thể dùng cách điều trị xạ trị trong hoặc ngoài thay cho phẫu thuật.
- Xạ trị bên trong: là dùng các chất phóng xạ niêm phong bên trong hạt, dây điện, kim hay có thể ống thông trực tiếp vào các tế bào ung thư.
- Xạ trị bên ngoài: là chiếu các loại bức xạ bên ngoài thông qua máy để tới bệnh ung thư đó.
Miễn dịch
- Phương pháp điều trị bằng liệu pháp miễn dịch dùng miễn dịch của bệnh nhân để điều trị ung thư. Các liệu pháp miễn dịch cũng rất đa dạng, nhiều loại khác nhau như: kiểm soát miễn dịch bằng cách ức chế, BCG hay ENLARGE.
=> Có rất nhiều các biện pháp điều trị bệnh khác nhau nhưng chủ yếu nhất là 4 loại điều trị trên chúng tôi đã đưa ra. Đây là 1 bệnh vô cùng nguy hiểm nên các bạn hãy cẩn thận và không nên chủ quan.
Những cách phòng ngừa của ung thư bàng quang
Chúng ta tốt nhất vẫn nên tự phòng ngừa cho chính bản thân mình để tránh mắc bệnh ung thư bàng quang và sau đây sẽ là 1 số cách phòng ngừa:
- Chế độ ăn uống hợp lý
- Ăn nhiều loại rau củ quả và hạn chế ăn các loại dầu mỡ, chiên rán hay đồ uống có ga
- Nên uống đủ nước mỗi ngày ( đặc biệt là uống nước ấm vào buổi sáng )
- Không nên thức khuya quá nhiều rất có hại cho sức khỏe
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên
- Tránh hút thuốc lá và ngửi mùi khói thuốc
- Tránh xa các loại hóa chất gây độc hại tới người
- Tốt nhất nên đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần và 1 năm khám 2 lần.
>>>Xem thêm:
Bệnh ung thư bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng thường gặp
Kết luận
Như vậy, bài viết trên của chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các biện pháp điều trị cũng như là cách phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang. Đây là 1 căn bệnh nguy hiểm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rất xấu.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!