Bệnh gai cột sống xảy ra khá phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Vậy các giai đoạn gai cột sống xảy ra như thế nào và phân loại bệnh lý ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh này!
Tìm hiểu các giai đoạn gai cột sống
Có ngày càng nhiều người gặp phải tình trạng gai cột sống. Trước đây bệnh xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi nhưng hiện nay càng có xu hướng trẻ hóa. Gai cột sống là một dạng của bệnh lý thoái hóa cột sống. Bệnh xuất hiện các phần xương mọc ra ở phía ngoài, 2 bên cột sống và được gọi là gai xương.
Những gai xương này chính là sự phát triển thêm của xương trên thân đốt sống, sụn, dây chằng hay lắng đọng canxi. Bệnh gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Gai cột sống chủ yếu xảy ra theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu tiên của bệnh
Bệnh gai cột sống ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện khá nhẹ về triệu chứng và không rõ ràng. Điều này khiến người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác dẫn đến phát hiện muộn. Ở thời điểm này, người bệnh có thể thấy đau nhẹ vùng xương sống, tê bì chân tay. Kèm theo đó là các biểu hiện đi kem như nhức mỏi và khó chịu cơ thể.
Gai cột sống giai đoạn đầu hoàn toàn có thể giảm bớt nếu người bệnh nghỉ ngơi đúng mức. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian để giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Các giai đoạn gai cột sống – Giai đoạn 2
Khi gai cột sống tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng các triệu chứng bệnh. Có thể kể đến như là đau nhức và châm chích tại vùng khớp mọc gai xương, khớp có hiện tượng co cứng. Việc vận động, sinh hoạt của người bệnh bị gián đoạn bởi các cơn đau.
Giai đoạn 2 có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt cũng như tâm lý người bệnh. Tuy nhiên ở thời điểm này vẫn hoàn toàn phù hợp để điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Bệnh nhân nên kết hợp giữa Tây y và Y học cổ truyền để đạt được hiêu quả tốt nhất.
Ngoài ra, với những trường hợp gai cột sống gây hạn chế vận động có thể áp dụng thêm vật lý trị liệu. Phương pháp phục hồi chức năng này rất phù hợp với đối tượng bị gai cột sống. Không chỉ giúp điều trị, chúng còn hỗ trợ phòng bệnh, nâng cao sức khỏe xương khớp.
Giai đoạn gai cột sống nặng
Nếu việc điều trị gai cột sống ở giai đoạn 2 không tốt hoặc không triệt để, bệnh sẽ tiến triển xấu. Hàng loạt các triệu chứng trở nặng của bệnh dễ dàn thấy như gai xương chèn ép vào tủy gây đau. Gai xương chèn vào dây thần kinh gây tê và bại liệt, làm hẹp ống tủy,…
Việc điều trị gai cột sống ở giai đoạn này khá khó khăn, thậm chí phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Mổ gai cột sống được tiến hành khi xương gai lớn chèn ép nhiều mô mềm, điều trị nội khoa không khỏi. Ngoài ra tình trạng biến chứng gây rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện cũng cần phẫu thuật.
Phân loại bệnh lý gai cột sống
Vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng chính là các vị trí thường dễ bị gai cột sống nhất. Chúng tiến triển theo các giai đoạn ở trên, gây tác động xấu đến sức khỏe, đời sống và hoạt động của bệnh nhân rất nhiều. Cụ thể, các triệu chứng gai cột sống theo khu vực xuất hiện đó là:
Gai cột sống cổ
Triệu chứng thường thấy nhất chính là những cơn đau cổ vai gáy. Đau ê ẩm cả ngày khiến người bệnh khó vận động cổ. Nếu lâu ngày không được điều trị rất dễ dẫn đến nguy cơ bại liệt.
Các biểu hiện dễ thấy của bệnh:
- Cổ đau nhức ê ẩm theo từng cơn kéo dài
- Đau nhức lan xuống vùng bả vai, vùng gáy
- Co cứng vùng cổ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, không thể xoay cổ hoặc đau khi xoay
- Tay, ngón tay bị tê và ngứa nhẹ
- Đau nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể buồn bực, nôn khan
- Đau mỏi cánh tay
Gai cột sống thắt lưng
Biểu hiện dễ thấy nhất chính là những cơn đau nhức ở thắt lưng. Tần suất đau sẽ gia tăng theo mức độ bệnh lý. Ngoài ra bệnh còn có thêm các triệu chứng sau đây:
- Cơn đau lan từ vùng thắt lưng xuống phần mông, hông, háng và xuống phần chân.
- Đau nhức kéo dài liên tục trên 6 tuần không khỏi
- Đau nhức tăng nhanh khi người bệnh làm việc và vận động, đặc biệt như: cúi người, bê đồ, ngồi làm việc,…
Để chắc chắn bản thân có bị bệnh hay không và đang ở các giai đoạn gai cột sống nào, bạn cần thăm khám sớm. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh cũng như phòng ngừa các biến chứng phát sinh về sau. Đừng chủ quan trước các vấn đề về xương khớp, chúc bạn luôn khỏe!
Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!