Hiện nay, để nắm bắt được biện pháp điều trị sỏi mật thì bạn cần phải biết rõ được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xuất hiện như thế nào? Có như thế mới đưa ra được biện pháp điều trị chuẩn xác nhất. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm bắt được vấn đề này đâu nhé.
Vậy có những loại sỏi mật nào? Điều trị chúng ra sao để đem lại hiệu quả cao nhất? Để hiểu rõ hơn tại sao không cùng chúng tôi đi phân tích nhỉ? Đừng nên bỏ qua nội dung dưới đây nhé.
Cơ chế hình thành sỏi mật như thế nào?
Trong túi mật nếu xuất hiện những vật rắn thì rất có thể đó chính là sỏi mật. Để có được biện pháp điều trị sỏi mật hiệu quả thì cần nắm rõ được cơ chế hình thành sỏi mật như thế nào nhé. Cụ thể thì nó sẽ cần 3 điều kiện như sau:
– Thứ 1: Mật phải bão hòa cholesterol. Nếu như cholesterol cao hơn hoặc thấp hơn lượng muối mật bình thường thì có thể dẫn đến tình trạng sỏi mật.
– Thứ 2: Cholesterol được tạo mầm quá nhanh, tức là nó chuyển từ thể lỏng sang tinh thể. Điều này thường hay xảy ra khi không xuất hiện chất giúp ức chế tạo mầm hay trong mật thừa yếu tố để tạo mầm.
– Thứ 3: Vận động của túi mật bị giảm nhanh chóng.
Vậy có những loại sỏi mật nào?
Hiện nay thì có 2 loại sỏi mật chính đó là sỏi sắc tố và sỏi cholesterol. Với mỗi loại đều có những đặc tính riêng và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Chúng ta có thể nắm bắt cụ thể như sau:
Sỏi cholesterol
Đây là loại sỏi mà thường sẽ chiếm đến 80% trong số các loại sỏi mật. Thường thì do mật bị viêm nhiễm hay tắc nghẽn gây nên. Sỏi có màu xanh vàng được tạo nên từ cholesterol cứng. Đối tượng thường hay mắc bệnh lý này là thừa cân béo phì.
Sỏi sắc tố
Tức là dựa vào màu sắc của sỏi mà người ta gọi như vậy. Có 2 loại sỏi sắc tố mà người bệnh dễ mắc phải nhất, đó là:
– Sỏi đen: Thường được tạo nên do phức hợp của canxi, đồng và glycoprotein mucin. Nó sẽ được hình thành khi dư thừa hoặc ứ trệ bilirubin không liên hợp. Ví dụ như dinh dưỡng đi qua đường tĩnh mạch nếu như bị ứ trệ quá thường xuyên cũng dễ gây nên bệnh. Sỏi có màu đen là do sắc tố đen có thể vẫn còn trong túi mật, nó chưa được tiêu hóa hết.
– Sỏi nâu: Muối canxi của bilirubin không liên hợp cùng với cholesterol và protein là thành phần chính tạo nên lượng sỏi này. Khi sỏi nằm trong đường mật nó có thể sẽ gây nên sự tắc nghẽn và khiến cho mật bị nhiễm khuẩn nặng nề.
Tìm hiểu về biện pháp điều trị sỏi mật
Có thể nói sỏi mật là bệnh lý cũng khá nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nó có thể gây nên viêm túi mật, tắc đường mật thậm chí là ung thư túi mật… vì thế mà cần có biện pháp điều trị sỏi mật đúng để đem lại hiệu quả cao. Hiện nay có những phương pháp điều trị như sau:
Cắt túi mật
Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp mổ mở hay mổ nội soi để thực hiện làm phẫu thuật. Tuy nhiên thì khả năng bệnh vẫn có thể sẽ tái phát tùy vào thời gian. Và để ngăn ngừa tối đa tình trạng sỏi tái phát thì người ta sẽ cung cấp 1 hoạt chất ức chế việc hình thành sỏi.
Nội soi mật tụy ngược dòng
Với phương pháp này thì các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ cho người bệnh, sau đó sẽ sử dụng camera sợi quang hay ống nội soi đưa qua đường miệng đi xuống hệ thống tiêu hóa và mật. Nếu như sỏi kẹt ở đường tiêu hóa hay ống cuối của mật thì có thể sẽ được kéo ra ngoài.
Tán sỏi
Các bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung kích siêu âm để làm vỡ sỏi để sỏi trở nên nhỏ hơn và có thể trôi từ mật xuống ruột non và đẩy ra ngoài 1 cách an toàn nhất.
Trên đây là một số biện pháp điều trị sỏi mật thường gặp. Tuy nhiên việc điều trị hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh… vì thế hãy cố gắng phát hiện sớm để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất nhé.
Xem thêm :
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!