Thoái hóa điểm vàng một trong những nguyên nhân hàng đầu giảm thị lực. Lúc này, thị lực vùng trung tâm sẽ bị mờ và hình ảnh nhận được sẽ bị méo mó, biến dạng, thậm chí nhiều trường hợp không nhìn thấy. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về các phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng phổ biến.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa điểm vàng ở mắt
Thoái hóa điểm vàng dù ở thể ướt hay thể khô đều không gây triệu chứng đau mắt. Dấu hiệu sớm nhất của thể khô là mắt mờ, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đọc sách, lái xe hoặc làm những việc đòi hỏi tính chính xác cao.
Nếu thoái hóa điểm vàng thể khô chỉ xuất hiện ở một mắt, bạn sẽ không nhận thấy sự thay đổi thị lực. Lý do bởi mắt còn lại vẫn còn nhìn thấy rõ ràng, bạn vẫn nhìn tốt như thường cho đến khi bệnh phát triển mạnh hơn và ảnh hưởng cả hai bên mắt.
Dấu hiệu bệnh thường gặp nhất ở thoái hóa điểm vàng thể ướt là nhìn đường thẳng như cửa sổ thế nhưng lại thấy thành đường cong hoặc lượn sóng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện điểm mù nhỏ gây mất thị lực trung tâm.
Các phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng
Quá trình áp dụng laser quang động võng mạc hoàn toàn không gây tổn hại đến các phần khác của mắt. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi điều trị biến thể của thoái hóa điểm vàng thể ướt – bệnh lý đa xơ đơn bào không tự phát.
Khi có các dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.
Tùy theo giai đoạn tổn thương của mắt hay cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ điều trị thoái hóa điểm vàng phù hợp. Nếu không được điều trị kịp thời, mắt sẽ chịu tổn thương và thị lực sẽ suy giảm dần.
Một số phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng phổ biến nhất bao gồm:
Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa điểm vàng
Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa điểm vàng được xem là giải pháp đầu tiên. Dùng thuốc không chỉ mang đến hiệu quả cao mà còn vô cùng tiện lợi, chi phí vô cùng hợp lý.
Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu là một protein có vai trò kích thích hình thành các mạch máu mới. Nó không chỉ giúp tăng tính thấm thành mạch mà còn cung cấp oxy cho các mô. Tuy nhiên, nếu yếu tố tăng trưởng nội mô phát triển quá mức sẽ dẫn đến tình trạng chất dịch bị rò rỉ và tăng sinh các mạch máu mới ở võng mạc.
Thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu được ứng dụng trong trường hợp này. Một số cái tên nổi tiếng bao gồm: Bevacizumab (Avastin), Ranibizumab (Lucentis), Aflibercept (Eyle),… Những loại thuốc kể trên có tác dụng ức chế sự hình thành yếu tố tăng trưởng nội mô. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới và xử lý hiệu quả thoái hóa điểm vàng.
Nhóm thuốc này sẽ được sử dụng qua đường tiêm trực tiếp vào dịch kính của mắt. Mắt sẽ được gây tê trước khi tiêm và sau đó, bệnh nhân phải ở lại bệnh viện để theo dõi trong một vài ngày.
Các phương pháp ngoại khoa khác
Các phương pháp ngoại khoa chữa thoái hóa điểm vàng chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể là khi bệnh chuyển nặng và thuốc không giải quyết được vấn đề.
Có hai cách chữa trị thoái hóa điểm vàng ngoại khoa, đó chính là sử dụng tia laser và quang động võng mạc (PDT). Thông tin cụ thể về hai phương pháp này như sau:
- Trị liệu bằng laser: Đây là phương pháp phổ biến hơn cả. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng ánh sáng laser năng lượng cao. Chúng có nhiệm vụ phá hủy các mạch máu bất thường phát triển trong thoái hóa điểm vàng.
- Liệu pháp laser quang động võng mạc (PDT): Phương pháp này phức tạp hơn và đương nhiên, rủi ro cũng khá lớn. Một loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng được dùng để điều trị các mạch máu bất thường. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng tia laser chiếu vào mắt để kích hoạt thuốc, phá hủy các mạch máu bị rò rỉ.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về các phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng phổ biến. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã chọn được cách xử lý phù hợp. Đừng quên phối hợp với các sĩ chuyên khoa để bệnh hồi phục nhanh hơn.
>>>Xem thêm:
Thoái hóa điểm vàng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!