Cách phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là một trong những tình trạng thoái hóa phổ biến nhất hiện nay. Khi mắc thoái hóa khớp cổ chân sẽ gây đau đớn và khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Vậy nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân là gì? Làm sao để phòng ngừa?

Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân

Lớp sụn ở cổ chân khá mỏng. Nó nằm bao phủ dưới cùng xương chày, xương ống chân, phần trên xương bàn chân. Lớp sụn này theo thời gian sẽ thoái hóa dần. Nếu từng bị các chấn thương như: bong gân hoặc gãy xương cổ chân trước đây thì tỷ lệ bị thoái hóa khớp cổ chân sẽ cao hơn. 

Biểu hiện của thoái hóa khớp cổ chân

Biểu hiện của thoái hóa khớp cổ chân

Quá trình thoái hóa khớp chân có thể xuất hiện và phát triển dần trong nhiều năm. Vì vậy, bạn cần chú ý những biểu hiện của nó để phát hiện sớm. Các triệu chứng thường thấy ở thoái hóa khớp chân là:

  • Ở mắt cá chân xuất hiện những cơn đau. Cơn đau này diễn ra không đều. Lúc xuất hiện rồi biến mất. Có thể sẽ diễn ra một cách mãn tính trong thời gian dài. Cơn đau sẽ thường hay xuất hiện mỗi khi chạy, nhảy hoặc bạn dùng khớp cổ chân quá nhiều. Để giảm bớt cơn đau, bạn có thể chườm nước đá cho chân và gác chân cao khi nằm.
  • Mắt cá chân có cảm giác cứng lại, khó di chuyển và gập.
  • Khi thoái hóa khớp cổ chân, lớp sụn của mắt cá chân sẽ bị ăn mòn. Các đầu xương ma sát vào nhau khiến mắt cá chân sưng lên.
  • Khi đi bộ, sẽ thấy mắt cá chân bị khóa hoặc bị cứng lại.
  • Nếu dáng đi của bạn thay đổi, rất có thể do sụn khớp cổ chân không đồng đều. Đây là một trong những biểu hiện quan trọng của thoái hóa khớp cổ chân.
  • Có dấu hiệu đau và cứng cổ chân mỗi sáng thức dậy và khi ngồi lâu.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân

Theo thống kê, hơn 90% các ca thoái hóa khớp cổ chân là do 2 nguyên nhân chính là do chấn thương khớp cổ chân và do mắc các bệnh lý liên quan. Cụ thể như thế nào, hãy tham khảo ngay dưới đây nhé.

Thoái hóa khớp cổ chân do bị chấn thương

Nếu trước đây bạn từng bị các chấn thương như: bong gân, gãy xương,… thì nguy cơ bạn mắc thoái hóa khớp cổ chân sau này sẽ cao gấp 7 lần người bình thường. Hiện tượng thoái hóa khớp cổ chân sau chấn thương còn được gọi là viêm khớp cổ chân sau chấn thương. Trường hợp này được thấy trong 70%-80% những người mắc thoái hóa khớp cổ chân. Tuy nhiên, mọi người thường ít để ý vì thoái hóa sẽ xảy ra sau 2 năm chấn thương.

Thoái hóa khớp cổ chân do mắc các bệnh lý

Theo nghiên cứu, các bệnh lý làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cổ chân bao gồm:

  • Các khuyết tật bàn chân liên quan đến mắt cá chân như: bàn chân khòeo, bẹt chân,…
  • Mắc các bệnh viêm khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng,…
  • Ngoài ra, mắc các bệnh như rối loạn máu, máu khó đông. Điều này có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt, ảnh hưởng đến khớp cổ chân.
  • Mắc các tình trạng như thoái hóa xương, hoại tử xương sên mắt cá chân.
  • Ngoài ra, các bệnh lý tiềm ẩn khác cũng có thể gây thoái hóa khớp cổ chân. Trong trường hợp này, cơn đau khớp cổ chân sẽ ít hơn thoái hóa do các lý do khác.

Thoái hóa khớp cổ chân do các nguyên nhân khác

Ngoài hai lý do lớn nêu trên, các bệnh lý  tiềm ẩn cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân. Mặc dù gây cơn đau ít hơn các nguyên nhân khác, nhưng trường hợp này cũng chiếm 10%  các bệnh nhân. Những nguy cơ đó bao gồm: thừa cân, béo phì, tuổi cao, tiền sử gia đình có người mắc thoái hóa khớp cổ chân,…

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân

Cách phòng ngừa

Từ những nguyên nhân trên, để phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân về sau, bác sĩ có những khuyến cáo sau:

  • Tránh hoạt động, mang vác quá nặng, khiến khớp cổ chân chịu áp lực lớn.
  • Phụ nữ hạn chế đi giày cao gót trong thời gian dài. Nên chọn những đôi giày vừa vặn với chân của mình, để nâng đỡ bàn chân tốt hơn.
  • Hình thành và duy trì thói quen tập thể dục, thể thao.
  • Thường xuyên ngâm chân với nước muối và nước ấm để massage cổ chân và bàn chân.
  • Ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi.

Hy vọng với chia sẻ ngắn trên, sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình. Đề tránh thoái hóa khớp về sau, những người trẻ nên có ý thức giữ gìn sức khỏe ngay từ bây giờ nhé.

Xem thêm:

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status